fbpx

“YÊU ĐẾN CÙNG”

“YÊU ĐẾN CÙNG”

Trước lễ Vượt Qua,
Đức Giê-su biết giờ của Người đã đến,
giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha.
Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian,
và Người yêu thương họ đến cùng.
[1]

yêu đến cùng, Ngài đã có những sáng kiến tuyệt vời để có thể dâng hiến tất cả cho người mình yêu, đó là lấy chính Thịt Máu mình là của ăn thức uống cho con người, để được kết hợp nên một và ở lại với con người luôn mãi.

yêu đến cùng, Ngài hạ mình rửa chân cho các môn đệ như một người tôi tớ đối với chủ và lấy khăn thắt lưng của mình mà lau; sau đó Ngài giải thích ý nghĩa của việc làm này và mong ước họ cũng làm như vậy với nhau để được nên giống Thầy.

yêu đến cùng, Ngài đón nhận chén đắng Cha trao với tất cả những hệ lụy của nó, ngay cả bị tan xương nát thịt và nhất là bị chính môn đệ của mình người thì phản bội, kẻ thì chối từ, những người khác chạy trốn hết.

Yêu đến cùng” là thế đó! Tình yêu hiến dâng là như thế! Là cho tất cả và cho đi chính mình! Chúa Giêsu đã đón nhận tình yêu này từ nơi Cha, đã cảm nếm và vui sướng vì được Cha yêu thương.[2] Đặc điểm của “Tình yêu đến cùng” này là cho đi, cho đi cách vô vị lợi, chỉ nhắm mang lại hạnh phúc cho người mình yêu; nhưng hoa trái của nó là niềm vui thì lại được trao ban cho cả hai bên. Thật vậy, trong bầu khí của bữa Tiệc Ly, với những tâm sự của Thầy và những gì đang diễn ra làm cho không những các môn đệ buồn phiền, lo lắng, mà ngay cả Chúa Giêsu cũng xao động[3]. Ấy thế mà Chúa Giêsu khẳng định: “Các điều ấy, Thầy đã nói với anh em để anh em được hưởng niềm vui của Thầy, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn.”[4]

Mẹ Maria của chúng ta là thụ tạo đầu tiên được hưởng niềm vui trọn vẹn này; chính Giáo Hội đã ca tụng Mẹ: “Mng vui lên, ly M su bi, xưa kia cùng vi Con yêu du, M thông phn đau kh; ngày nay M li được cùng Người chung hưởng phúc vinh quang.”[5] Thật vậy, Đức Maria, Mẹ của Chúa Giêsu, cũng đã đón nhận tình yêu hiến dâng từ nơi Chúa Cha và đã tôn vinh tình yêu này qua bài ca Magnificat[6]. Ba mươi năm sống gắn bó với Con và ba năm theo Con trên đường sứ vụ, Mẹ trải nghiệm cách cụ thể hơn nữa “Tình Yêu Đến Cùng” và niềm vui trọn vẹn này của cả Con và Mẹ. 

Đây chính là niềm vui mà ĐTC Phanxicô đã mời gọi chúng ta trong tông huấn NVTM, số1: “Niềm vui của Tin Mừng tràn ngập tâm hồn và trọn cuộc sống của những ai gặp gỡ Đức Giêsu”. Chính niềm vui Tin Mừng này đã nuôi dưỡng biết bao tâm hồn thánh thiện, giúp họ cũng sống “tình yêu đến cùng”, noi gương Chúa Giêsu và đã được Giáo Hội tuyên dương như thánh Vinh Sơn Phaolô, thánh Phanxicô Xaviê, thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu…

Ngày nay, không thiếu những con người “yêu đến cùng”, cụ thể nhất là trong thời đại dịch Covid-19 này, chúng ta phải kể đến gương quảng đại, quên mình và can đảm của các bác sĩ, nhân viên y tế, thiện nguyện viên; các linh mục, tu sĩ, giáo dân… Họ là những người đã và đang hy sinh sự an toàn của bản thân và gia đình, để đến với những bệnh nhân đang cần được chăm sóc tận tình về thể xác và tâm linh. Ngoài ra, phải kể đến biết bao người có sáng kiến để tạo ra những điểm cung cấp lương thực, thực phẩm hoặc bữa cơm hộp cho những người mà trước đây họ bán vé số hay ăn xin qua ngày, nhưng nay vì cách ly toàn xã hội nên họ không thể tiếp tục kiếm sống!

Có những người đã kiệt sức hay đã thiệt mạng, nhưng dây chuyền tình yêu của những người “yêu đến cùng” này vẫn được nối dài. Chúa Giêsu cũng đang mời bạn và tôi bước vào dây chuyền này. Bởi vì:

Đức Giê-su Ki-tô vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay, và như vậy mãi đến muôn đời”[7].


[1] Ga 13,1
[2] Ga 15, 9
[3] Ga 13, 21
[4] Ga 15, 9-11
[5] ĐC Tin Mừng lễ Đức Mẹ sầu bi
[6] Lc 1, 46-55

[7] Hibri 13, 8

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *