fbpx

GIA ĐÌNH VINH SƠN – CHÂN PHƯỚC PIERRE GEORGES FRASSATI

CHÂN PHƯỚC PIERRE GEORGES FRASSATI
Hiệp Hội Bác Ái Vinh Sơn (SSVP)
Lễ mừng hằng năm: 04.7


1901-1925

CHÂN PHƯỚC 24 TUỔI NÀY LÀ AI?
Là một thanh niên tràn đầy niềm vui có sức lan toả, niềm vui vượt qua nhiều khó khăn trong cuộc đời của ngài”. Pierre Georges nói rằng ngài muốn đáp lại tình yêu của Chúa Giêsu mà ngài lãnh nhận khi rước lễ, bằng cách đi thăm và giúp đỡ người nghèo.”
[1]

Ngài sinh ngày 06.4.1901 tại Turin, nước Ý. Mẹ là một họa sĩ, cha là người sáng lập và giám đốc tờ báo “La stampa” và có ảnh hưởng trong nền chính trị ở Ý.

Từ nhỏ Pierre đã tham gia các hội đoàn trong giáo xứ và được đặc ân rước lễ hằng ngày (thời đó, chỉ được phép rước lễ một số ngày do Giáo Hội qui định). Cậu có lòng yêu mến Đức Mẹ và tôn sùng Chúa Giêsu  Thánh Thể. Lên 17 tuổi, cậu có ý định đi tu làm linh mục, nhưng  mẹ cậu có những tham vọng khác về cậu, nên bà từ chối. Cậu gia nhập Hiệp Hội Thánh Vinh Sơn Phaolô, do Ozanam sáng lập để phục vụ người nghèo theo linh đạo thánh Vinh Sơn và dành nhiều thời giờ để phục vụ bệnh nhân và người nghèo khổ, chăm sóc cô nhi và trợ giúp các quân nhân xuất ngũ trở về từ cuộc thế chiến lần thứ nhất.

Song song với việc theo học tại trường đại học để trở thành kỹ sư hầm mỏ, với ý định có dịp phục vụ Đức Kitô  tốt hơn giữa các công nhân hầm mỏ; cậu tích cực tham gia hội sinh viên công giáo trong các tổ chức Công Giáo Tiến Hành ở Ý.


Pierre rất yêu thích thể thao.

Pierre rất yêu thích môn thể thao leo núi. Cậu tận dụng nó vừa để bảo dưỡng sức khỏe vừa là dịp làm việc tông đồ bằng cách giúp các bạn của cậu khám phá ra những kỳ diệu của thiên nhiên để ca tụng Chúa, cậu dẫn các bạn đến nhà thờ tham dự Thánh Lễ, đọc Kinh Thánh và cầu nguyện với Kinh Mân Côi.

Cậu bị chứng bệnh viêm đa cơ, do bị lây nhiễm từ những người bạn mà cậu đã chăm sóc trước đây. Cậu không quan tâm lắm đến việc chữa trị, vì bận rộn công việc của gia đình. Chỉ một thời gian ngắn, những cơn đau khủng khiếp làm cậu không vượt qua được và đã qua đời ngày 04.7.1925, ở tuổi 24, hôm trước ngày lãnh bằng ký sư hầm mỏ. Những bận tâm cuối cùng của Pierre trước khi chết là người nghèo, những người bệnh hoạn mà cậu đã từng thăm viếng.


Đoàn người tiễn đưa linh cữu Pierre Georges Frassati

Lễ tang của cậu là một cuộc khải hoàn. Đường phố ngập tràn những dòng người khóc thương cậu và phần lớn trong số họ thì gia đình cậu không quen biết. Họ là những người nghèo và người thiếu thốn là những người cậu đã phục vụ cách vô vị lợi trong nhiều năm. Nhiều người trong số họ cũng ngạc nhiên khi biết rằng chàng trai trẻ thánh thiện mà họ biết, thực sự là người thừa kế của gia đình Frassati có ảnh hưởng.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, sau khi kiểm tra mộ phần của anh tại phần đất gia đình ở Pollone năm 1989, đã nói: “Ta muốn tỏ lòng tôn kính đối với người trẻ này, người mà đã là số ít trong các chứng nhân của Chúa Kitô trong thập kỷ này của chúng ta”.[2]

Ngày 20.5.1990, tại quảng trường thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã phong chân phước cho cậu và gọi cậu là “con người của Tám Mối Phúc[3]”.  

Tiếp theo là Đức Thánh Cha Phanxicô, trong tông huấn Christus vivit đã trưng dẫn Chân Phước như mẫu mực cho sự thánh thiện của người trẻ ngày nay: “Qua sự thánh thiện của giới trẻ, Giáo hội có thể đổi mới nhiệt tâm thiêng liêng và sức sống tông đồ của mình. Dầu thơm thánh thiện phát sinh từ cuộc sống tốt đẹp của rất nhiều người trẻ có thể chữa lành các vết thương của Giáo hội và thế giới, đưa chúng ta trở lại với tình yêu viên mãn mà chúng ta luôn được mời gọi hướng tới: những vị thánh trẻ gợi hứng để chúng ta trở về với tình yêu đầu tiên của chúng ta[4]. Một số vị thánh không bao giờ tới tuổi trưởng thành, nhưng họ đã cho chúng ta thấy có một cách khác để sống tuổi trẻ của chúng ta.”[5]  


Con Người Của Tám Mối Phúc

Ngày 20.5.1990, tại quảng trường thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã phong chân phước cho cậu và gọi cậu là con người của Tám Mối Phúc[6]”.  

Tiếp theo là Đức Thánh Cha Phanxicô, trong tông huấn Christus vivit đã trưng dẫn Chân Phước như mẫu mực cho sự thánh thiện của người trẻ ngày nay: “Qua sự thánh thiện của giới trẻ, Giáo hội có thể đổi mới nhiệt tâm thiêng liêng và sức sống tông đồ của mình. Dầu thơm thánh thiện phát sinh từ cuộc sống tốt đẹp của rất nhiều người trẻ có thể chữa lành các vết thương của Giáo hội và thế giới, đưa chúng ta trở lại với tình yêu viên mãn mà chúng ta luôn được mời gọi hướng tới: những vị thánh trẻ gợi hứng để chúng ta trở về với tình yêu đầu tiên của chúng ta[7]. Một số vị thánh không bao giờ tới tuổi trưởng thành, nhưng họ đã cho chúng ta thấy có một cách khác để sống tuổi trẻ của chúng ta.”[8]  


[1] Đức Thánh Cha  Phanxicô, Tông huấn Christus vivit, số 60
[2] Phêrô Phạm Minh Triều, CM. – Chân Phước Pier Giorgio Frassati, mẫu gương thánh thiện của một người trẻ Vinh Sơn
[3] Mt 5, 1-12
[4] X.  Kh 2: 4
[5] Đức Thánh Cha  Phanxicô, Tông huấn Christus vivit, số 50
[6] Mt 5, 1-12
[7] X.  Kh 2: 4
[8] Đức Thánh Cha  Phanxicô, Tông huấn Christus vivit, số 

()

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *