fbpx

CÙNG MẸ SỐNG TIN MỪNG – 12.01.2025 – LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA – NĂM C

12.01.2025 – LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA – NĂM C

Lc 3,15-16.21-22

 “Khi toàn dân chịu phép rửa,
Đức Giê-su cũng chịu phép rửa”
(Lc 3,21)

ĐỌC TOÀN BÀI PHÚC ÂM

CHIÊM NGẮM MẸ SỐNG TIN MỪNG:

Trong văn hóa Việt Nam, việc phân chia cấp bậc rất rõ ràng, không chỉ trong cách xưng hô khi nói chuyện, mà còn trong các mối liên hệ giữa người với người, nhất là trong các cuộc họp và liên hoan: Người lớn không thể đồng bàn với thanh niên, lại càng không thể ngồi chung với trẻ nhỏ. Cũng thế, những người có chức sắc không thể đồng bàn với hàng “cùng đinh”. Các vua chúa thời phong kiến chỉ dùng cao lương mỹ vị, các “đại gia” thời nay cũng hay dùng các loại đặc sản đắt tiền, chứ không đụng đến thức ăn người nghèo thường dùng.

     Thế mà, Đức Giêsu “vốn dĩ là Thiên Chúa…, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang…, trở nên giống phàm nhân[1] để sống với loài người chúng ta. Không những thế, khi bắt đầu đời sống công khai, Người đã âm thầm xếp hàng chung với những tội nhân đang chờ được Gioan Tẩy Giả thanh tẩy. Đó là những người ý thức mình đầy tội lỗi và thiếu sót, khao khát được thanh tẩy, họ muốn chỉnh đốn đời mình, công khai việc sám hối và cam kết hoán cải, cho dù phép Rửa của Gioan không có sức tẩy trừ tội lỗi trong tâm hồn con người. Nhưng “Khi toàn dân chịu phép rửa, Đức Giê-su cũng chịu phép rửa” (c.21a). Người chịu dìm xuống chung một dòng nước với những người tội lỗi và là người sau hết trong số họ!!!

Giođan, tiếng Do Thái là “yarad”, nghĩa là “đi xuống”.[2] Là Con Thiên Chúa thánh thiện, Đức Giêsu không hề có tội, nên không cần phải hoán cải, nhưng Người đã đi xuống tận cùng thân phận yếu hèn tội lỗi của con người để cứu rỗi chúng ta và giúp chúng ta cảm nhận được tình yêu thương của Thiên Chúa. Xưa kia, sau khi nguyên tổ phạm tội, cửa trời đã đóng lại. Nay nhờ Đức Giêsu, trời lại “mở ra” (c.21b) và cả Ba Ngôi Vị cùng hiện diện trong thế giới nhân loại: Thánh Thần ngự xuống và có tiếng Chúa Cha phán với Đức Giêsu:“Con là Con yêu dấu của Cha; Cha hài lòng về Con” (c.22).

Sự kiện đặc biệt này nhắc nhớ lời ngôn sứ Isaia đã báo trước về Người Tôi Trung được Thiên Chúa tuyển chọn và ban Thần Khí để thi hành sứ vụ Chúa trao phó.[3] Đức Giêsu không chỉ là Người Tôi Trung, mà còn là Con Thiên Chúa và Người chính là Thiên Chúa, như Tông đồ Phêrô đã tuyên xưng: “Đức Giê-su Ki-tô, là Chúa của mọi người”.[4] Chính vì thế, Người có khả năng cứu chúng ta khỏi tội lỗi và ban Thánh Thần để thánh hóa chúng ta.

Chiêm ngắm Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, chúng ta được mời gọi dám “đứng vào hàng ngũ” những anh chị em mà chúng ta thường nói là không thích “đội trời chung” (thực tế vẫn chung bầu trời), để thay đổi thái độ khinh khi, loại trừ người khác bằng sự kính trọng, liên đới chân thành… Như thế, chúng ta trở thành “những người hành hương của hy vọng”,[5] ngoài việc hành hương, chúng ta còn chú tâm thực hành việc dành giờ cầu nguyện, làm việc bác ái, nhất là tái khám phá giá trị sám hối của ngày Thứ Sáu, như: hãm mình (dưới nhiều hình thức), giữ chay hoặc kiêng thịt, đóng góp vào công việc chung của Giáo Hội…, chúng ta sẽ lãnh nhận được các ân xá của Năm Thánh.

Chiêm ngắm gương khiêm nhường của Con Thiên Chúa trong mầu nhiệm Nhập thể, và sự liên đới, “hiệp hành” của Người với nhân loại, Mẹ Maria cũng luôn “hiệp hành” với mọi vấn đề của con người. Tại tiệc cưới Cana, Mẹ hiệp thông với gia chủ trong nỗi lo thiếu rượu, Mẹ tham gia giải quyết vấn đề theo đức ái thúc đẩy và với vai trò là Mẹ Đức Giêsu. Với lòng hiếu thảo, Chúa Giêsu đã hóa nước thành rượu để Mẹ không phải lo lắng thêm nữa. Ngày nay, Mẹ vẫn nhận lấy mọi ưu tư, lo lắng của chúng ta và dâng lên Thiên Chúa.

SỐNG TIN MỪNG VỚI MẸ:

Noi gương Mẹ, tôi hiệp thông với mọi vấn đề của gia đình, giáo xứ, khu xóm, công ty… và tham gia giải quyết theo đức ái thúc đẩy.

CẦU NGUYỆN VỚI MẸ:

Lạy Mẹ Maria, xin dạy con sống hiệp hành với mọi người như Mẹ, để cùng với Mẹ, con được nên giống Chúa Giêsu, Đấng đã chịu phép Rửa vì yêu con. Amen.

Lạy Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên tội,
Xin cầu cho chúng con hằng chạy đến kêu xin Mę.

———-o0o———-

January the 12th 2025

THE BAPTISM OF JESUS, YEAR C

Lk 3,15-16.21-22

“When all the people were being baptized,
Jesus was baptized too”
(Lk 3,21)

CONTEMPLATE MARY LIVING THE GOOD NEWS

In Vietnamese culture, the rank division is very clear, not only in the addressing way while talking, but also in the human relationships, especially in meetings and parties: The adults can’t sit at the same table with young people, they can’t even sit with children. Likewise, those who are in high positions can’t sit at the same table with the “lowly” ones. The kings in feudal times merely took delicacies; the “tycoons” today also often take expensive specialties, the food which the poor usually eat aren’t touched by them.

Yet, Jesus “Who, though being in very nature God, did not consider equality with God something to be used to his own advantage; … and was born in human likeness[6] in order to live with our human beings. It’s not just like that, when Jesus had begun His public life, He silently queued up together with sinners who were waiting in order to be baptized by John the Baptist. These were people who had consciousness of their sins and shortcomings; longing to be purified, they wished to regulate their lives, and showed their repentance and commitment to conversion, although John’s Baptism didn’t have the power to remove sin from the human soul. But “when all the people were baptized, Jesus was baptized too” (s.21a). He was immersed in the same water current with sinners and He was the last of them!!!

Jordan is “yarad” in Hebrew, it means “to descend”.[7] As holy God’s Son, Jesus is sinless and He doesn’t need to convert, but He descended to the bottom of human nature’s weakness and sin, so as to save us and assist us in perceiving God’s love. In the past, after our ancestors committed the original sin, the heaven door was closed. Now, thanks to Jesus, heaven “was opened” again (s. 21b) and three Divine Persons have been present together in the human world: The Holy Spirit came down and there was The Father’s voice Who said to Jesus: “You are my Son, Whom I love; with You I am well pleased” (s.22).

This special event reminds Isaiah the prophet’s foretelling about the Loyal Servant Who had been chosen by God and on Whom the Holy Spirit was bestowed, in order to carry out the mission which God entrusted.[8] Jesus isn’t only a Loyal Servant, but also God’s Son and He’s really God Himself, as Peter the Apostle professed: “Jesus Christ, Who is the Lord of all”.[9] Therefore, He has the ability to save us from sin and to grant us the Holy Spirit so that we are sanctified.

Contemplating Jesus Who received the Baptism, we’re invited to dare to “stand in the ranks” of those whom we often said that we don’t like to “share the same sky” (in reality, we still share with them the same one), so that we replace our contemptuous and exclusive attitude with the respect and sincere solidarity… We become thus “the pilgrims of hope”,[10] in addition to the pilgrimage, we also pay attention to the practice of spending time on prayer, of doing the charitable works, of especially rediscovering the penitential value of Friday, such as: mortifying (in many forms), fasting or abstaining from meat, contributing to the common works of the Church…, we’ll receive the indulgences of the Jubilee Year.

Contemplating the humble example of God’s Son in the Incarnation mystery, and His solidarity, “going with” humanity, Mary unceasingly “goes with” all human beings’ problems as well. In the wedding party at Cana, She communicated with the host in his worry about the lack of wine, She participated in solving the problem according to the urge of Her charity and with Her role as Jesus’ Mother. With filial piety, the water was turned into wine by Jesus, so that Mary wouldn’t have to worry about it anymore. Nowadays, Mary still receives all our distresses and worries which She offers to God.

LIVE THE GOOD NEWS WITH MARY

Following Mary’s example, I communicate with all the problems of my family, parish, neighborhood, company… and I participate in solving them according to the urge of charity.

PRAY TO MARY

O Mary, teach me to live through going with everyone as Yourself, so that together with You, I can become like Jesus Who was baptized out of love for me. Amen.

O Mary conceived without sin,
Pray for us who have recourse to You.

[1] Pl 2,6-7

[2] https://tinhthan.tripod.com/hanhthanh/holidays/phepruakhiemnhuong.html

[3] X. Bài Đọc I, Is 42,1-4.6-7

[4] Bài Đọc II, Cv 10,36

[5] https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/cong-bo-logo-nam-thanh-2025-46200

[6] Phil 2:6-7

[7] https://tinhthan.tripod.com/hanhthanh/holidays/phepruakhiemnhuong.html

[8] See: First Reading, Is 42:1-4.6-7

[9] Second Reading, Acts 10:36

[10] https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/cong-bo-logo-nam-thanh-2025-46200

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *