fbpx

CÙNG MẸ SỐNG TIN MỪNG – 13.04.2025 – CHÚA NHẬT LỄ LÁ – NĂM C

13.04.2025 – CHÚA NHẬT LỄ LÁ – NĂM C

Lc 22,14-71; 23,1-56

 “Lạy Cha, xin tha cho họ,
vì họ không biết việc họ làm”
(Lc 23,34)

ĐỌC TOÀN BÀI PHÚC ÂM

CHIÊM NGẮM MẸ SỐNG TIN MỪNG:

Khung cảnh phụng vụ Chúa nhật Lễ Lá hôm nay mang hai sắc thái hoàn toàn trái ngược: Mở đầu là tiếng reo hò hân hoan của dân Do Thái, khi Đức Giêsu tiến vào thành thánh Giêrusalem: “Chúc tụng Đức Vua, Đấng nhân danh Chúa mà đến![1] Trong bầu khí vui mừng ấy, các môn đệ cũng vui mừng phấn khởi, tưởng như người Do thái đã nhận ra Đức Giêsu là Đấng được Thiên Chúa sai đến. Nhưng ngay sau cuộc Rước Lá tưng bừng ấy, phụng vụ Lời Chúa đưa chúng ta đi vào cuộc khổ nạn với Đức Giêsu, cũng chỉ vì chính Người xác nhận mình là Con Thiên Chúa: “Vậy ông là Con Thiên Chúa sao?” (Ở đây, “Con Thiên Chúa” được hiểu là đấng Mêsia).[2] Đức Giêsu đáp: “Đúng như các ông nói, chính tôi đây.[3]

Biết bao lần sau khi làm phép lạ, Đức Giêsu không cho người ta tôn vinh Người là Đấng Mêsia. Nhưng khi Người chính thức công nhận tước hiệu đó, thì cũng là lúc Người bị kết án chết. Chính vì là Con Thiên Chúa, là Vua Mêsia hiền từ, nên Người không cưỡi ngựa chiến để thị uy, nhưng khiêm tốn ngồi trên lưng lừa con và công bố bình an cho xứ sở. “Người đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân. Người còn hạ mình vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập giá.[4]

Nếu Đức Giêsu không “bằng lòng chịu chết”, thì chẳng ai làm gì được Người. Thế nhưng, những kẻ đã sỉ nhục và “đóng đinh Người vào thập giá[5] lại cứ ngỡ là họ làm đúng khi giết Đức Giêsu. Đám đông cũng hùa theo họ, ngay cả một trong hai tên gian phi cùng bị đóng đinh cũng xúc phạm và thách thức Người. Nhưng chính lúc ấy, Đức Giêsu lại cầu nguyện cho họ: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm.”[6]

Ai trong chúng ta có thể nghĩ đến người khác và cầu nguyện cho họ được sự lành, khi bản thân chịu đau đớn và tủi nhục như thế? Chỉ có Đức Giêsu, Đấng hiểu rõ thân phận mỏng giòn của con người, mới có thể bênh vực họ trước mặt Chúa Cha như vậy. Liệu có nỗi đau nào hơn nỗi đau bị những người thân thiết phản bội: Giuđa, Phêrô, cả 10 môn đệ đều bỏ Thầy chạy trốn, nói chi những kẻ hay ganh tỵ và muốn loại trừ Người? Thế nhưng, như Đức Giêsu đã dạy các môn đệ cầu nguyện cho những kẻ ghét mình, chính Người đã xin Chúa Cha tha tội cho họ.

Chớ gì trong mọi nơi mọi lúc, chúng ta biết mang lấy tâm tình của Đức Giêsu, để luôn sẵn sàng tha thứ và nói tốt về mọi người, ngay cả khi ta đau khổ. Hơn nữa, mỗi lần đọc kinh Lạy Cha, ta hãy thật lòng tha thứ cho anh chị em, để cũng được Chúa thứ tha: “…và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con…[7]

Ngay từ buổi Truyền Tin và suốt chặng đường dài của Đức Giêsu trên dương thế, Mẹ Maria luôn nhịp bước cùng Con. Hơn ai hết, Mẹ cảm nghiệm lòng thương xót mà Thiên Chúa dành cho Mẹ cũng như dân Người. Mẹ cũng thấu hiểu tâm tình của Đức Giêsu, khi Người thinh lặng đón nhận tất cả đau đớn, tủi nhục… Cùng với Con, Mẹ xin Chúa Cha tha thứ cho những kẻ  đã gây ra cái chết đau thương cho Con của Mẹ.

SỐNG TIN MỪNG VỚI MẸ:

Noi gương Mẹ Maria, tôi xem xét lại bản thân, để cảm nhận lòng thương xót tha thứ mà Chúa dành cho mình, hầu tôi có thể thấu cảm và tha thứ cho những bất toàn, khiếm khuyết của người khác.

CẦU NGUYỆN VỚI MẸ:

Lạy Mẹ Maria, cuộc sống hằng ngày trong thân phận con người, chúng con dễ lỗi phạm đến Chúa và xúc phạm tới nhau. Xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa cho chúng con biết tha thứ cho nhau, để xứng đáng được Chúa thứ tha. Amen.

Lạy Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên tội,
Xin cầu cho chúng con hằng chạy đến kêu xin Mẹ.

———o0o———

April the 13th 2025

PALM SUNDAY, YEAR C

Lk 22,14-71; 23,1-56

“Father, forgive them,
for they do not know what they are doing”
(Lk 23,34)

CONTEMPLATE MARY LIVING THE GOOD NEWS

There are two completely opposite nuances in the scene of Palm Sunday liturgy today: It begins with the Jewish people’s joyful cheers, when Jesus was entering Jerusalem holy city: “Blessed is the King Who comes in the name of the Lord![8] In that merry atmosphere, the disciples had been also delightful and excited, it seemed that Jesus had been recognized by the Jews as the One Who was sent by God. But right after that jubilant Palm Procession, God’s word liturgy takes us into the Passion together with Jesus, just because He Himself confirmed that He’s God’s Son: “Are you then the Son of God?” (“Son of God” is understood here as the Messiah).[9] Jesus replied: “You say that I am.”[10]

After performing miracles, people weren’t allowed many times by Jesus to be honored as the Messiah. But when that title was officially recognized by Him, then it was also the time when He was condemned to death. Being really God’s Son, a gentle Messiah King, Jesus didn’t ride on a war horse in order to show His power, but He modestly sat on the back of a small donkey and proclaimed peace to the country. “He made Himself nothing by taking the very nature of a slave, being made in human likeness. He humbled Himself by becoming obedient to death, even death on a cross![11]

If Jesus hadn’t been “obedient to death”, no one could have done anything to Him. Yet those who insulted and “crucified Him on the cross[12] thought that they were right through killing Jesus. The crowd had joined them as well, He was even insulted and challenged by one of the two villains who were being crucified in common with Him. But they were just then prayed for by Jesus: “Father, forgive them, for they do not know what they are doing.”[13]

Who among us can think of others for whose well-being we pray, when we’re ourselves in such pain and humiliation? It’s only Jesus, Who thoroughly understands human beings’ fragile condition, can thus defend them before The Father. Was there any pain which was greater than the one of being betrayed by those who had been intimate: Judas, Peter, all of 10 disciples abandoned their Master from Whom they ran away, let alone those who were often jealous and wanted to eliminate Him? As Jesus’ disciples were taught by Him to pray for those who hated them, yet He Himself had beseeched The Father’s forgiveness for them.

May we be aware of taking on Jesus’ sentiments anytime and anywhere, in order to be unceasingly all set for forgiving and speaking well of everyone, even when we’re suffering. Moreover, every time when we read Our Father Prayer, let’s sincerely forgive our neighbours, so that we may be too forgiven by God: “… and forgive us our trespasses, as we forgive those who trespass against us…”[14]

Right from the Annunciation and throughout Jesus’ long journey on the earth, Mary had incessantly walked with Her Son. More than anyone else, She experienced God’s mercy for Her as well as for His people. Jesus’ sentiments were also penetrated by Her, when He silently received all the pain and humiliation… Together with Her Son, Mary begged The Father to forgive those who caused Her Son’ s painful death.

LIVE THE GOOD NEWS WITH MARY

Following Mary’s example, I re-examine myself in order to perceive God’s merciful forgiveness for me, so that I can empathize with the others whose imperfections and shortcomings I forgive.

PRAY TO MARY

O Mary, in our daily lives, with human beings’ condition, God has been easily offended by us who have trespassed against each other. Interfere with us for being aware of forgiving each other, so that we may be worthy of God’s forgiveness. Amen.

O Mary conceived without sin,
Pray for us who have recourse to You.

 

[1] Lc 19,38

[2] X. Lời Chúa cho mọi người, phần chú giải, trang 1798

[3] Lc 22,70

[4] Bài đọc II, Pl 2,7-8

[5] Lc 23,33

[6] Lc 23,34

[7] Kinh Lạy Cha

[8] Lk 19,38

[9] See: God’s word for Everyone, Commentary, p. 1798

[10] Lk 22,70

[11] Second Reading, Pl 2,7-8

[12] Lk 23,33

[13] Lk 23,34

[14] Our Father Prayer

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *