Ga 13,1-15
“Người đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra,
và lấy khăn mà thắt lưng…bắt đầu rửa chân cho các môn đệ.”
(Ga 13,14)
CHIÊM NGẮM MẸ SỐNG TIN MỪNG:
Sau nhiều tai ương giáng xuống Ai-cập, vua Pha-ra-ô vẫn cứng lòng, không cho dân Israel được tự do, trái lại còn bắt họ làm nô lệ khổ cực hơn trước. Cuối cùng, Thiên Chúa ra lệnh cho dân Israel cử hành tiệc Vượt Qua: mỗi gia đình giết một con chiên tinh tuyền để ăn thịt, lấy máu chiên bôi lên khung cửa làm dấu. Thiên Chúa sẽ rảo khắp Ai cập, sát hại các con đầu lòng của người Ai-cập; nhưng nhà của những người Israel có máu bôi trên cửa thì Thiên Chúa sẽ vượt qua, không tiêu diệt họ.[1] Người Ai-cập sợ hãi, đã thả cho dân Israel ra đi, và họ được giải thoát khỏi ách nô lệ.
Để giải thoát con người khỏi tội lỗi và sự chết, Chúa Giêsu đã hiến mình như “Con Chiên tinh tuyền”, làm của ăn cho nhân loại, và Máu của Người cứu chúng ta khỏi chết muôn đời. Tam Nhật Vượt Qua là ba ngày cao điểm nhất trong năm Phụng Vụ, Giáo Hội tưởng niệm đặc biệt các biến cố cuối đời của Chúa Giêsu. Với Thánh lễ Tiệc Ly, chúng ta được sống lại các biến cố Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ và lập Bí tích Thánh Thể, để hiến dâng chính mình làm của ăn, của uống và của lễ đền tội thay cho chúng ta.[2]
Có lẽ vì Phúc Âm Nhất Lãm đã tường thuật rõ việc Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể, nên thánh sử Gioan dành ưu tiên tường thuật việc Chúa rửa chân cho các môn đệ, vì bài học khiêm nhường – phục vụ ấy đã đủ nói lên tình yêu tự hạ và tự hủy của Người để nâng ta lên, cho ta được sống và sống dồi dào. Trong khi các môn đệ vẫn nằm tại bàn ăn, “Người đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra và lấy khăn mà thắt lưng, …đổ nước vào chậu…” Chúa Giêsu đã trút bỏ tất cả vinh quang danh dự, hạ mình từ vị thế là Thầy, là Chúa xuống làm người tôi tớ, và thậm chí là phận nô lệ ngoại bang (vì chỉ có kẻ nô lệ khác chủng tộc mới phải rửa chân cho chủ). Chúa Giêsu đã tự nguyện làm công việc của kẻ nô lệ, để nâng các môn đệ lên bậc chủ nhân và rửa chân cho họ! (cc.4-5).
“Nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau” (c.14). Chúa Giêsu dạy ta hãy sẵn sàng rời khỏi chiếc ghế của địa vị, quyền bính và giai cấp, để khiêm nhường phục vụ mọi người, bởi lẽ không có gì thấp hèn mà hành động của con người mới đáng trân trọng. Chúng ta nhìn nhận giá trị chân thật và cao quý của người khác và quý trọng họ. Hơn nữa, như chính Chúa đã đón nhận ta, ta cũng đón nhận người khác với tính cách rất riêng của họ và cùng giúp nhau nên tốt hơn. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói rằng: “Phúc cho tất cả những ai yêu mến người anh em mình ‘khi người ấy ở xa cũng như khi ở gần’”[3]
Mẹ Maria luôn dành cho mọi người xung quanh một tình yêu cúi xuống và phục vụ: là mẹ của Con Thiên Chúa, nhưng Mẹ đã chẳng quản đường xa, lặn lội tìm thăm và phục vụ chị họ Elizabeth vì biết chị cần được giúp đỡ. Khi được mời dự tiệc cưới, Mẹ đã không ung dung ngồi dự tiệc, nhưng lại quan tâm đến nỗi khó khăn chủ tiệc và sẵn sàng can thiệp để đem lại niềm vui, sự bình an cho mọi người. Cùng với Chúa Giêsu, Mẹ cũng âm thầm hy sinh “đến tận cùng” vì yêu mến Chúa và nhân loại.
SỐNG TIN MỪNG VỚI MẸ:
Cùng với Mẹ Maria, tôi tập “cúi xuống và quỳ xuống” để phục vụ mọi người, nhất là những người thân trong gia đình, cách âm thầm và tậy tụy.
CẦU NGUYỆN VỚI MẸ:
Lạy Mẹ Maria, xin dạy con biết noi gương Chúa Giêsu, coi người khác trọng hơn mình để khiêm tốn và âm thầm phục vụ mọi người, nhất là những người đang sống quanh con. Amen
Lạy Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên tội,
Xin cầu cho chúng con hằng chạy đến kêu xin Mẹ.
—————————
April 17, 2025 – HOLY THURSDAY
Jn 13:1-15
“He got up from the meal, took off his outer clothing,
and wrapped a towel around his waist…began to wash his disciples’ feet.”
(Jn 13:14)
CONTEMPLATING MARY LIVING THE GOOD NEWS
After many plagues fell upon Egypt, Pharaoh remained stubborn and did not allow the people of Israel to be free. On the contrary, he made them slaves and made their labor even more bitter. Finally, God commanded the people of Israel to celebrate the Passover: each family was to slaughter a pure lamb to eat its meat and put its blood on the door frames as a sign. God would pass through Egypt and strike down all the firstborn sons of the Egyptians; but the houses of the Israelites with blood on the door would be passed over by God, and they would not be destroyed. The Egyptians were afraid and let the people of Israel go, and they were freed from the yoke of slavery.
To free humanity from sin and death, Jesus offered himself as the “Pure Lamb,” becoming food for humanity, and his Blood saves us from eternal death. The Paschal Triduum are the three most important days of the liturgical year, when the Church especially commemorates the final events of Jesus’ life. With the Mass of the Lord’s Supper, we relive the events of Jesus washing the feet of his disciples and instituting the Eucharist, offering himself as food, drink, and a sacrifice of atonement for us.
Perhaps because the Synoptic Gospels clearly narrated the institution of the Eucharist by Jesus, the Evangelist John prioritized the account of Jesus washing the feet of his disciples, because the lesson of humility and service sufficiently speaks of his self-lowering and self-emptying love to lift us up, so that we may have life and have it abundantly. While the disciples were still reclining at the table, “He got up from the meal, took off his outer clothing, and wrapped a towel around his waist…poured water into a basin…” Jesus shed all glory and honor, humbling himself from the position of Teacher and Lord to become a servant, and even the role of a foreign slave (because only slaves of a different race had to wash the feet of their masters). Jesus voluntarily performed the work of a slave to elevate his disciples to the rank of masters and wash their feet! (vv. 4-5).
“Now that I, your Lord and Teacher, have washed your feet, you also should wash one another’s feet” (v. 14). Jesus teaches us to be ready to leave the seat of status, authority, and class, to humbly serve everyone, because there is nothing so lowly that human action is not worthy of respect. We recognize the true and noble value of others and cherish them. Moreover, just as the Lord has welcomed us, we also welcome others with their unique personalities and help each other become better. Pope Francis said: “Blessed are all those who love their neighbor ‘both when he is far away and when he is near’.”
Mary always showed a love that bowed down and served everyone around her: as the Mother of the Son of God, she did not hesitate to travel a long distance to visit and serve her cousin Elizabeth because she knew Elizabeth needed help. When invited to a wedding feast, she did not leisurely sit and enjoy the party but was concerned about the host’s difficulty and readily intervened to bring joy and peace to everyone. Together with Jesus, she also silently sacrificed “to the very end” out of love for God and humanity.
LIVING THE GOOD NEWS WITH MARY
Together with Mary, I practice “bowing down and kneeling down” to serve everyone, especially my loved ones in the family, silently and devotedly.
PRAYING WITH MARY
O Mary, teach me to follow the example of Jesus, considering others more important than myself, so that I may humbly and silently serve everyone, especially those living around me. Amen.
O Mary conceived without sin,
Pray for us who have recourse to you.
[1] Bài Đọc I, Xh 12,1-8.11-14
[2] Bài Đọc II, 1Cr 11,23-26