11.6.2023 – CHÚA NHẬT TUẦN X THƯỜNG NIÊN – NĂM A
LỄ MÌNH VÀ MÁU THÁNH Chúa KITÔ
Ga 6,51-58
“Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời.” (Ga 6,58)
CHIÊM NGẮM MẸ SỐNG TIN MỪNG:
Khi an ủi một tu sĩ đang hấp hối, thánh Vinh Sơn đã nói với thầy về lòng thương xót của Chúa và những cách thức Thiên Chúa tỏ tình thương xót của Người, nhất là qua Bí tích Thánh Thể: trước khi chịu khổ hình thập giá, Chúa Giêsu không muốn để các môn đệ mồ côi. Chúa Giêsu biết rằng, khi Ngài rời xa các môn đệ, tâm hồn họ sẽ trở nên băng giá. Và vì vậy, thánh Vinh Sơn nói với thầy: “Chúa Giêsu đã thiết lập Bí tích đáng tôn thờ để làm của ăn của uống nuôi dưỡng chúng ta, vì tình yêu thì sáng tạo đến vô tận… Chúa Giêsu vui lòng thực hiện điều đó, vì tình yêu không quản ngại bất cứ điều gì.”[1]
Nhưng Chúa Giêsu biết trí khôn con người không dễ đón nhận mầu nhiệm siêu vời này, nên Người đã chuẩn bị trước bằng những phép lạ và lời giảng dạy, để dẫn họ đến với Bí tích cao quý này. Trước hết, Người hoá bánh ra nhiều để nuôi đám đông trong hoang địa, đồng thời nhắc nhớ cho Dân về Bánh Manna trong sa mạc.[2] Từ đó, Người giới thiệu với họ về Bánh Hằng Sống là chính bản thân Người: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống” (c.51). Người Do Thái không hiểu, nên Chúa Giêsu giải thích rõ hơn về nguyên lý “sống nhờ” mà chính Người đã kinh nghiệm: “Tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi, cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy” (c.57).
Quả là một sáng kiến tuyệt vời! Chỉ có tình yêu và quyền năng lớn lao của Thiên Chúa, Đấng luôn muốn “ở cùng chúng ta”[3] mới làm được như vậy. Bí tích Thánh Thể nuôi dưỡng tình yêu của ta đối với Thiên Chúa và tha nhân, vì tình yêu luôn thúc đẩy chúng ta đến gần nhau, ở cùng nhau, ở trong nhau. Năng lãnh nhận Thánh Thể, chúng ta càng được nên một với nhau trong Chúa, như Thánh Phaolô đã xác tín: “Chỉ có một tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể.”[4] Siêng năng Rước Lễ và chiêm ngắm Chúa Giêsu Thánh Thể, ta sẽ được biến đổi nên giống Chúa, được tham dự vào sự sống thần linh của Chúa. Nhờ tình yêu và sự thánh thiện của Chúa, ta cũng sẽ có sáng kiến để diễn tả tình yêu của ta với Chúa và với tha nhân.
Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã gọi Đức Maria là “Người Nữ Thánh Thể”. Mẹ là Nhà Tạm đầu tiên cất giữ Chúa Giêsu Thánh Thể, và qua bài Magnificat, Mẹ còn là người đầu tiên tôn thờ Thánh Thể trong chính cung lòng mình. Cùng với Mẹ, Giáo Hội ca ngợi Bí tích cực thánh này: “Ôi yến tiệc Mình và Máu Thánh Chúa Kitô thành lương thực nuôi ta! Tiệc nhắc nhở Người đã chịu khổ hình và đổ đầy ân sủng xuống cõi lòng nhân thế, tiệc bảo đảm cho ta một ngày mai huy hoàng rực rỡ. Halêluia.”[5]
Thánh Phêrô Julian Eymard tin chắc rằng ai càng gần Đức Mẹ thì càng được Mẹ kéo đến gần Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể. Thật vậy, năm 1830, khi hiện ra với Chị Catherine Labouré, Đức Mẹ đã dạy: “hãy đến nơi chân bàn thờ này (tay Đức Mẹ chỉ vào nhà Tạm). Nơi đây, nhiều ơn lành sẽ được tuôn ra cho mọi người lớn nhỏ đến cầu xin”.[6]
SỐNG TIN MỪNG VỚI MẸ:
Nhớ lời Mẹ dặn, tôi
- Năng tham dự thánh lễ và rước lễ cách sốt sắng, chầu Thánh Thể tại giáo xứ, nhất là giờ chầu trực tuyến ngày 27 mỗi tháng.[7]
- Tập có sáng kiến như Chúa, để biểu lộ tình bác ái với tha nhân.
CẦU NGUYỆN VỚI MẸ:
Lạy Mẹ Maria, xin dạy con biết chiêm ngắm, tôn thờ và yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể như Mẹ đã yêu mến Người. Xin Mẹ giúp con biết dọn mình cẩn thận và rước Chúa thật sốt sắng, để con được sống nhờ sức sống của Chúa, nên một với Chúa ngay ở đời này và được sống đời đời. Amen
Lạy Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên tội,
Xin cầu cho chúng con hằng chạy đến kêu xin Mẹ.
————————————————————————-
June the 11 th 2023
TENTH SUNDAY IN ORDINARY TIME – Year A
THE MOST HOLY BODY AND BLOOD OF CHRIST
Jn 6,51-58
“Anyone who eats this bread will live forever” (Jn 6,58).
CONTEMPLATE MARY LIVING THE GOOD NEWS
While consoling a religious man who had been dying, St. Vincent told him about God’s mercy and His ways of showing it, specially through the Eucharist: Before suffering on the cross, Jesus didn’t want to let His disciples in the orphanhood. Jesus knew that when He left, their heart would become cheerless. Therefore, St. Vincent told that religious man: “Jesus established this worthy of worship Sacrament, so that It would become the nourishment for us, due to the endless creativity of love … Jesus was willing with this establishment, due to the love, no one flinches from anything”.
But Jesus knew that the human mind isn’t easily receptive to this sublime mystery, He prepared in advance with His miracles and teachings, for the aim of leading them to this noble Sacrament. Firstly, breads were multiplied by Him in the desert, where the people were simultaneously reminded of Manna. Afterwards, Jesus introduced them the Bread of Life which is Himself: “I am the living bread which has come down from Heaven. Anyone who eats this bread will live forever; and the bread that I shall give is my flesh, for the life of the world (s. 51). The Jews didn’t understand, He explained thus more clearly about the “living off” principle which He Himself had experienced: “As I myself draw life from the Father, so whoever eats me will draw life from me” (s. 57).
What ạ wonderful initiative! This one was only performed owing to the love and great power of God, Who always wants to “be with us”. Thanks to the Eucharist, our love for God and the others is nourished, because from its urge, we come to the others, to be together and in each other. The more we receive permanently the Eucharist, the more we become one in our Lord, as St. Paul believed that: “There’s only one Bread, and all of us share together this Bread, therefore there are although many people, we’re only one body”. Through assiduously receiving and contemplating Jesus in the Eucharist, we’ll be transformed like our Lord, and we’ll participate in His divine life. Owing to His love and holiness, we’ll also have the initiative of expressing our love for God and the others.
Mary was called by St. Pope John Paul II as “the Eucharist woman”. Mary was the first Tabernacle, where Jesus’ body was kept, and through the Magnificat praise, She was the first person who worshiped the Eucharist in Her own womb. Together with Mary, the Church exalts this Extreme Holy Sacrament: “Oh! The Most Holy Body and Blood of Christ banquet becomes our nourishment! This Banquet reminds us of His suffering, and full of graces have been poured down the human being’s heart, and due to this Banquet, we’ve been guaranteed to have a glorious and brilliant future. Alleluia!”.
St. Peter Julian Eymard was sure that the more a person is close to Mary, the more he or she will be involved by Her to be close to Jesus in the Eucharist. When Mary appeared to St. Catherine Labouré in 1830, She taught: “Come to this Alter foot (Her finger was shown to the Tabernacle), where much of grace will be poured down all the adults or children who come for praying”.
LIVE THE GOOD NEWS WITH MARY
Remembering Mary’s words, I’ll:
- Permanently assist at the Mass and piously receive the Holy Communion, worship the Eucharist at the parish, in particular, the online Eucharist Adoration on 27 every month.
- Practise for having the initiative like Jesus, in order to express the charity to the others.
PRAY WITH MARY
O Mary, teach me to contemplate, worship and love Jesus in the Eucharist as He had been loved by Yourself. Help me with careful preparation for myself and a very fervent Communion, so that I can draw life from Jesus and become one with Him right in this life and I’ll live forever. Amen.
O Mary conceived without sin
Pray for us who have recourse to You.
[1] SV XI, 146. X. https://vinhson.net/bi-tich-thanh-the-tinh-yeu-sang-tao-den-vo-tan.html
[2] Ðnl 8, 2-3. 14b-16a
[3] Mt 1,23
[4] 1Cr 10,17
[5] Điệp ca Kinh Chiều II lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô.
[6] René LAURENTIN, “Cuộc đời thánh nữ Catherine Labouré” (bản dịch tiếng Việt), trang 39
[7] X. https://www.facebook.com/gdanhducmebanon/videos/209862948590700
()