LƯỢC SỬ VỀ
CHÍNH THỐNG GIÁO, TIN LÀNH GIÁO, ANH GIÁO
Lạy Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên tội,
Xin cầu cho chúng con hằng chạy đến kêu xin Mẹ.
CHÍNH THỐNG GIÁO
Sau khi Chúa Giêsu về trời, Ngài gửi Chúa Thánh Thần tới. Các tông đồ được tràn đầy Thần Khí Thiên Chúa, ra đi khắp nơi loan báo Tin Mừng Cứu Độ. Trong thiên niên kỷ đầu của Kitô giáo, chỉ có một Giáo Hội của Chúa Kitô, mặc dù có một số khác biệt giữa đông phương và tây phương do ảnh hưởng của các nền văn hóa địa phương: Hy Lạp và La Tinh.
Vào thế kỷ 11, các khác biệt này dẫn đến cuộc Ly giáo Đông–Tây năm 1054, phân chia thành Chính thống giáo Đông phương và Công giáo Rôma.
Ngoài những bất đồng về thần học như mệnh đề Filioque, và thẩm quyền của Giáo Hoàng, những dị biệt từ trước đó về văn hóa và ngôn ngữ giữa hai nền văn hóa Latinh và Hy Lạp cũng là những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự chia cắt. Sự chia rẽ càng thêm nghiêm trọng sau sự chiếm đóng, cướp phá thành Constantinople trong cuộc thập tự chinh thứ tư vào năm 1204. Ngày 04 tháng 5 năm 2001, trong cuộc gặp gỡ Thượng phụ Đại Kết Ba-tô-lô-mê-ô, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã chính thức xin lỗi về việc tàn phá thành Constantinople này và được Thượng phụ chấp nhận lời xin lỗi.
Cái ôm hôn lịch sử” đánh dấu một bước quan trọng trong tiến trình hòa giải.
Năm 1964, Đức Giáo hoàng Phaolô VI và Thượng phụ Đại kết Athenagoras I thành Constantinopolis đã có cuộc gặp gỡ ở Jêrusalem vào năm sau đó, 1965, vạ tuyệt thông năm 1054 đã được hai giáo hội xóa bỏ. Cái ôm hôn lịch sử” đánh dấu một bước quan trọng trong tiến trình hòa giải.
TIN LÀNH GIÁO
Martin Luther
(1483-1546) |
John Calvin
(1509-1564) |
Martin Luther (1483-1546), là nhà thần học Công Giáo người Đức, tu sĩ dòng Augustine và giáo sư tại Đại học Wittenberg, chỉ muốn kêu gọi mở ra các cuộc tranh luận về phép ân xá (indulgence). Truyền thuyết cho rằng Luther đã treo 95 luận đề của mình trên cửa nhà thờ lâu đài Wittenberg, nơi dành để treo các thông báo của viện đại học. Tuy nhiên, những phản đối của ông đã thổi bùng lên sự bất mãn âm ỉ từ lâu trong sự đè nén.
Xảy ra cùng lúc với những biến động tại Đức là một phong trào khởi phát tại Thuỵ Sĩ dưới sự lãnh đạo của Huldreich Zwingli. Vẫn tồn tại một số bất đồng giữa hai phong trào này dù họ chia sẻ với nhau một mục tiêu chung và đồng ý với nhau về hầu hết các vấn đề liên quan.
Sau khi Giáo hoàng quyết định trục xuất Luther và lên án cuộc cải cách, các tác phẩm của John Calvin (1509-1564) tạo nên nhiều ảnh hưởng trong việc thiết lập một sự đồng thuận tương đối giữa các nhóm cải cách khác nhau tại Thuỵ Sĩ, Scotland, Hungary, Đức và những nơi khác.
ANH GIÁO
Vua Henry VIII (1491-1547)
Vào đầu thế kỷ 16, vua Henry VIII của nước Anh là một tín hữu Công Giáo trung thành với Giáo Hội trong khi phong trào Cải Cách (Tin Lành) đang hình thành bên Đức, Thụy Sĩ và những nước bắc Âu. Nhưng quan hệ giữa nhà Vua và Toà Thánh bắt đầu xuống dốc từ năm 1527, khi vua Henry VIII nhờ đức hồng y Wolsey xin Đức Giáo Hoàng cho ông được tiêu hôn với vợ là bà Catherine of Aragon vì bà không sinh con trai nối dõi, để cưới bà Anne Boleyn.
Đức giáo hoàng Clement VII (1523-1534) không cho phép nhà Vua tiêu hôn, nên nhà Vua đã loại bỏ đức hồng y Wolsey (năm 1529) và bắt đầu chuyển quyền hành trước đây thuộc Giáo Hoàng qua tay nhà Vua, như quyền thuyên chuyển tu sĩ, quyền quản lý tài sản các nhà thờ, các cơ sở tu viện v.v…
Năm 1532, vua triệu tập Quốc Hội và sai quan Thomas Cromwell soạn thảo những sắc lệnh để tách nước Anh ra khỏi ảnh hưởng chính trị của Đức Giáo Hoàng, thiết lập Quyền Tối Cao thuộc về nhà vua, và công bố nhà vua cũng là người lãnh đạo cộng đồng giáo hội Anh Quốc. Henry VIII cũng chọn Thomas Cranmer, một người nhiệt thành theo phong trào Cải cách của Luther, và phong ông làm tổng giám mục của Canterbury. Chính tổng giám mục này cho phép Vua Henry VIII được tiêu hôn với Catherine of Aragon và cưới bà Anne Boleyn.
Hai bổ nhiệm làm thay đổi hoàn toàn cục diện Giáo Hội là việc nhà vua chọn Thomas Cromwell (1458-1540) làm Quan Toàn Quyền lo việc chính trị, và việc chọn Thomas Cranmer (1489-1556) làm tổng giám mục của Canterbury. Như vậy, Anh giáo tách rời khỏi La Mã dưới thời trị vì của Henry VIII, khởi đầu từ năm 1529 và hoàn tất vào năm 1536, đem Vương quốc Anh đồng hành với cuộc cải cách. Dù vậy, những thay đổi tại Anh được tiến hành dè dặt hơn các nơi khác ở Âu châu và người Anh chọn con đường trung dung giữa cựu giáo và tân giáo.
Nguồn: https://vi.wikipedia.org
()