13.10.2024 – CHÚA NHẬT TUẦN XXVIII THƯỜNG NIÊN – NĂM B
Mc 10,17-30
“Anh chỉ thiếu có một điều…” (Mc 10,21)
CHIÊM NGẮM MẸ SỐNG TIN MỪNG:
Vào khoảng thế kỷ IX TCN, vị vua trẻ Salômon đã thao thức đi tìm kho báu. Dẫu có trong tay quyền lực và giàu sang, nhưng vua vẫn suy nghĩ, cầu nguyện và chọn lựa cho mình kho báu đích thật là Sự Khôn Ngoan. Chính vua đã kể lại kinh nghiệm của mình: “Cùng với Đức Khôn Ngoan, mọi sự tốt lành đã đến với tôi…”[1] Vua được Thiên Chúa chúc phúc, lại được sở hữu tất cả vinh hoa phú quý và quyền lực hơn hết mọi vua chúa trần gian.[2]
Trong Tin Mừng hôm nay, một người giàu có đã háo hức chạy đến với Chúa Giêsu và xin Người chỉ giáo: “Tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?” (c.17). Anh có một đời sống đạo đức từ thuở bé, đã giữ các giới răn và “không làm hại ai” (c.19). Cuộc sống của anh quả là lý tưởng với nhiều người. Chúa Giêsu đã nhìn anh cách trìu mến, nhưng Người vẫn thấy: “Anh chỉ thiếu có một điều…” (c.21), đó là một “khoảng trống” cần thiết trong tâm hồn dành cho Thiên Chúa và tha nhân.
Để có được “khoảng trống” ấy, anh cần phải “bán những gì anh có mà cho người nghèo”. Chính khi trở nên “trắng tay” như thế, “anh sẽ được một kho tàng trên trời.” Nhờ thực thi bác ái với tha nhân, anh mới được tự do để “đến theo tôi” (c.21), Đấng mà anh đã nhìn nhận là “Thầy Nhân Lành”, là chính Thiên Chúa. Nhưng “anh ta sa sầm nét mặt và buồn rầu bỏ đi” (c.22). Anh tiếc của, không muốn hy sinh cho người nghèo. Như thế, anh cũng không thực tâm sống giới luật yêu thương mà Thiên Chúa đã dạy, và không yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự. Anh vẫn yêu khối tài sản của anh hơn Chúa Giêsu, Đấng có Lời ban sự sống đời đời. Đúng là “đồng tiền liền khúc ruột”!
Chúng ta thường muốn làm nhiều việc cho Chúa, nhưng lại không dành cho Chúa một khoảng trống trong lòng mình: ta muốn phục vụ Chúa, nhưng theo ý của ta, chứ không như ý Chúa. Hơn nữa, lòng ham muốn sở hữu của cải và hưởng thụ cuộc sống vẫn luôn là nguy cơ cản trở ta đi theo Chúa Giêsu và thực hành giáo huấn của Người. Chúng ta cần sáng suốt chọn lựa như Salômon, để có sự Khôn Ngoan: Chấp nhận đánh đổi giấc ngủ ngon để dậy sớm tham dự thánh lễ và đón rước Chúa Giêsu Thánh Thể; dành thời giờ để lần chuỗi Mân Côi thay vì chơi game, tán gẫu; đọc Kinh Thánh, nghe giảng, cầu nguyện cho gia đình mình và hòa bình thế giới…
Có thể với mỗi người, Chúa Giêsu sẽ mời ta “bán đi” những cá tính khác nhau: tính ích kỷ, lòng tự cao, nóng nảy, độc tài, độc đoán, tham lam, đố kỵ…, để đem lại lợi ích cho tha nhân. Chia sẻ bác ái đúng nghĩa không phải là cho đi những thứ mình dư thừa hay tiền bạc quyên góp được, nhưng là hy sinh chính thứ mình cần cho người khác vì họ cần hơn, hy sinh chính thời giờ và sức lực của mình… Chỉ khi đó ta mới thật sự theo Chúa Giêsu và nên giống Người.
Đức Maria, một thiếu nữ làng Nazareth đã hy sinh tất cả con người mình: thân xác, linh hồn và cuộc đời cho Chúa. Mẹ dành trọn vẹn cõi lòng thanh khiết của mình làm ngai tòa cho Đấng Khôn ngoan ngự trị. Mẹ không màng hưởng thụ hạnh phúc gia đình, sẵn sàng chấp nhận mọi hệ lụy, thậm chí có thể mất cả mạng sống…, để thực hiện ý Chúa, như chính Chúa Giêsu đã thực hiện ý Cha. Cuộc đời Mẹ là cả một hành trình dõi bước theo Chúa Giêsu trong việc lắng nghe và thi hành thánh ý Chúa Cha, nên Mẹ được hưởng sự sống đời đời cả hồn lẫn xác với Chúa trên thiên đàng.
SỐNG TIN MỪNG VỚI MẸ:
Noi gương Mẹ, tôi:
- Dành ưu tiên thời giờ trong ngày cho Chúa: cầu nguyện sáng / tối, tham dự thánh lễ, lần chuỗi Mân Côi…
- Sống bác ái với tha nhân.
CẦU NGUYỆN VỚI MẸ:
Lạy Mẹ Maria, xin giúp con biết nỗ lực làm việc và trau dồi bản thân, nhưng đừng cậy dựa vào của cải hay kiến thức, mà luôn ở tư thế tay không trước mặt Chúa. Nhờ đó, con biết khao khát Chúa là chính sự thánh thiện và sự sống đời đời của con. Amen.
Lạy Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên tội,
Xin cầu cho chúng con hằng chạy đến kêu xin Mẹ.
———-o0o———–
August the 13th 2024
TWENTY-EIGHTH SUNDAY IN ORDINARY TIME, YEAR B
Mk 10,17-30
“There is one thing you lack” (Mk 10,21)
CONTEMPLATE MARY LIVING THE GOOD NEWS
It was about in the 9th century BC, Salomon young king restlessly looked for a treasure. Although this king was having the power and wealth, he had still thought, prayed and chosen for himself an authentic treasure which is the Wisdom. His experience was related by himself: “All good things came to me along with Her…”[3] Being blessed by God, this king had possessed all glory, wealth and power over all kings in the world.[4]
In the Gospel today, a rich person eagerly ran up to Jesus Whose guidance he asked for: “What must I do to inherit eternal life?” (s.17). This man had got a moral life from his childhood, the commandments were being kept by him who didn’t “defraud” (s.19). His life is truly an ideal for many people. He had been affectionately looked at by Jesus Who still realized that: “There is one thing you lack” (s.21), this is a necessary “blank” in his heart for God and the neighbors.
This man must “go, sell everything you own and give to the poor”, in order to have that “blank”. When he thus became “empty-handed”, he “will have a treasure in heaven”. By realizing the charity towards neighbors, he would have the freedom so as to “come, follow me” (s.21). The One Whom he acknowledged as “Good Master” is God Himself. But “his face fell and he went away sad” (s.22). He had regrets at sacrificing his properties for the poor. Therefore, he also didn’t honestly live the commandment of love which was taught by God and Whom he didn’t love above all things. He was still interested in his assets more than Jesus, Who has the words of eternal life. It’s true that “money connects the intestines”! (Money is a human top concern) (Vietnamese proverb).
We usually want to do many works for God Whom we don’t reserve a blank in our heart: We desire to serve God, but our service depends on our will, instead of His. Moreover, our desire for possessing the wealth and enjoying life is always a risk which prevents us from following God and practicing His precepts. We need to have a perspicacious choice as Salomon king, so that we’ll have the Wisdom: Accepting to exchange a sound sleep for waking up early so as to attend the Mass and receive Jesus in the Eucharist; spending our time for praying the Rosary, instead of playing game, chatting; reading the Bible, listening to the homily, praying for our family and the world peace…
It’s possible to each person, we’ll be invited by Jesus to “sell” different personalities: Egoist, arrogant, hot-tempered, dictatorial, arbitrary, greedy, envious ones… for the purpose of bringing benefits to our neighbors. The authentic significance of charity sharing isn’t giving our redundant things or the collected money, but it’s sacrificing to others what is necessary for ourselves, since they need it more than us, it’s sacrificing our own time and capacities… It’s merely at that time, we really follow Jesus to Whom we become similar.
Mary, a young girl in Nazareth village, sacrificed all of Her being: Her body, soul and life for God. Her integrally pure heart had been reserved for the throne of the Wise One Who reigns. The enjoyment of family happiness wasn’t cared about by Her Who was ready to accept all consequences, even Her own life could be lost…, so that The Father’s will be done, as it was performed by Jesus Himself. Mary’s life is a journey of following Jesus, through listening and executing The Father’s will, as a result, both of Her soul and body had been enjoying eternal life with God in heaven.
LIVE THE GOOD NEWS WITH MARY
Imitating Mary, I:
- Prioritize my time during the day for God: Praying in the morning / in the evening, attending the Mass, praying the Rosary…
- Live charitably towards my neighbors.
PRAY WITH MARY
O Mary, teach me to be aware of trying my best while working and improving myself, but not to rely on my properties or knowledge, and to be at all times in empty hand position before God’s face. As a result, I’m aware of craving for God Who is Himself the Holiness and my eternal life. Amen.
O Mary conceived without sin,
Pray for us who have recourse to You.
[1] X. Bài Đọc I, Kn 7,7-11
[2] X. 1V 3,12-13
[3] First Reading, Wis. 7,7-11
[4] 1 K.3,12-13