fbpx

CÙNG MẸ SỐNG TIN MỪNG – 13.07.2025 – CHÚA NHẬT XV THƯỜNG NIÊN – NĂM C

13.07.2025 – CHÚA NHẬT XV THƯỜNG NIÊN – NĂM C

(Lc 10,25-37)

“Ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp?”
(Lc 10,36)

ĐỌC TOÀN BÀI PHÚC ÂM

CHIÊM NGẮM MẸ SỐNG TIN MỪNG:

Người Việt Nam chúng ta thường nói: “Chim bay trên trời, cá bơi dưới nước”. Nhưng chúng ta cảm thấy khó hiểu khi nghe câu tiếng Anh: “Chim bay trong trời, cá bơi trong nước”. Thì ra, chúng ta thường lấy mình làm chuẩn, nên ta nghĩ chim bay ở trên và cá bơi ở dưới chúng ta. Trong khi đó, người ta lấy chính sự vật (con chim, con cá) làm chuẩn, và cách nói của họ mới thật sự khách quan.

Trong Tin Mừng hôm nay, người thông luật chất vấn Đức Giêsu cũng có thái độ chủ quan, lấy mình làm chuẩn: “Ai là người thân cận của tôi?” (c.29). Đức Giêsu đã kể về một người bị cướp đánh, nửa sống nửa chết (có lẽ khó nhận ra đây là người Do thái hay Samari). Thế rồi, một tư tế và một thầy Lêvi đi tới, thấy nạn nhân, họ “tránh qua bên kia mà đi” (cc.31-32). Cả hai người đạo đức ấy từ Giêrusalem đi xuống, có thể họ vừa dâng lễ ở Đền thờ trở về, nhưng họ không muốn bị liên lụy và gặp rắc rối, vì theo luật, họ chỉ được phép đụng vào nạn nhân (hoặc xác chết) của người thân trong gia đình mà thôi.

Nhưng người Samari đã chạnh lòng thương nạn nhân: Ông đến gần, sơ cứu cẩn thận, đưa về quán trọ săn sóc, còn gửi gắm chủ quán trọ và tự nhận sẽ trả hết mọi chi phí…(cc.34-46). Người Samari này không biết Lề Luật như hai kẻ đạo đức kia, nhưng ông đã sống theo đúng Luật yêu thương mà Thiên Chúa đã đặt sẵn trong lòng mỗi người. Quả thật, yêu thương là một luật tự nhiên, luật đó “ở rất gần anh em, ngay trong miệng, trong lòng anh em, để anh em đem ra thực hành.”[1]

Đức Giêsu hỏi người thông luật: “Ai trong ba người đó đã tỏ ra là người thân cận với người bị rơi vào tay bọn cướp?” (c.36), để chính ông nhận xét: “Chính là kẻ đã tỏ lòng thương xót với người ấy” (c.37). Đức Giêsu nói: “Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy” (c.37). Khi đề cao mẫu gương bác ái của người Samari, Đức Giêsu đã phá bỏ ranh giới và tiêu chuẩn chọn lựa của người Do Thái, như chính Người đã đến gần nhân loại, bằng cách “xuống thế làm người, và ở cùng chúng tôi.[2]

Thời nay, nhiều kẻ gian thường giả làm người bị nạn để được giúp đỡ, rồi sau đó chính người giúp lại trở thành nạn nhân của họ. Nhiều người không dám giúp ai nữa, viện cớ sợ bị liên lụy. Tuy nhiên, ĐTC Phanxicô đã dạy: “Chúng ta hãy chăm sóc cho nhu cầu của mọi người, nam cũng như nữ, trẻ cũng như già, với cùng tinh thần huynh đệ và sự gần gũi,  như được thấy nơi người Samari tốt lành ấy”. Chúng ta theo gương Chúa, biết chạnh lòng thương, không phân biệt, nhưng luôn xin Chúa hướng dẫn làm thế nào trong mọi trường hợp, để việc giúp đỡ trở thành việc bác ái thật sự như Chúa muốn.

Qua lời “Xin Vâng”, Đức Maria đã chấp nhận liên lụy với toàn thể nhân loại. Trong tiệc cưới Cana, Mẹ đã không hiện diện như vị khách được mời, nhưng với sự quán xuyến của một Người Mẹ hết sức quan tâm đến từng nhu cầu nhỏ nhặt của con cái. Mẹ thấy trước tiệc đang vui mà rượu đã cạn và âm thầm cứu họ ngay lúc điêu đứng khốn cùng, để rượu ngon được tràn trề hơn trước.

Qua Mẫu Ảnh Phép Lạ, Mẹ muốn ở bên từng người chúng ta để che chở, trợ giúp và dạy bảo ta cách sống “chạnh lòng thương” như Chúa Giêsu.

SỐNG TIN MỪNG VỚI MẸ:

Tin tưởng vào tình mẫu tử của Mẹ và noi gương Mẹ, tôi:

  • Đeo Ảnh Mẹ để luôn được Mẹ trợ giúp.
  • Quan tâm giúp đỡ người khác cách tận tình.

CẦU NGUYỆN VỚI MẸ:

Lạy Mẹ Maria, xin giúp con biết trở nên người thân cận với bất cứ ai cần đến con, vì tất cả chúng con đều là con của Mẹ. Amen.

Lạy Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên tội,
Xin cầu cho chúng con hằng chạy đến kêu xin Mę

———-o0o———-

July the 13th 2025

THE FIFTEENTH SUNDAY IN ORDINARY TIME, YEAR C

(Lk 10,25-37)

“Who of these three was a neighbor to the man who fell into the hands of robbers?”
(Lk 10,36)

CONTEMPLATE MARY LIVING THE GOOD NEWS

As Vietnamese, we usually say: “Birds fly above the sky, fish swim under the water”. But this English sentence made us feel confused while hearing that: “Birds fly in the sky, fish swim in the water”. We often take ourselves as standards, as it turned out, we thus think that birds fly above us and fish swim below us. The objects themselves (birds, fish) are meanwhile taken as standards,  and this way of speaking is truly objective.

In today’s Gospel, Jesus was questioned by a law expert who also had a subjective attitude of taking himself as the standard: “Who is my neighbor?” (s.29). Jesus recited the story of a man who was beaten by robbers, and he was left half dead (it was perhaps difficult to recognize whether he was a Jew or a Samaritan).  While coming by and seeing this victim, a priest and a Levite then “passed by on the other side” (s.31-32). Both of these religious men were going down from Jerusalem, they had maybe just returned from the Temple after offering sacrifices, but they didn’t want to be implicated and to get into trouble, since according to the law, they were only permitted to touch their family member’s victim (or the corpse).

But the Samaritan took pity on this victim whom he approached and carefully gave the first aid and brought for being taken care of at an inn, where this victim was even entrusted to the innkeeper for whom all expenses would be reimbursed…(s.34-46). Without being aware of the Law like the other two pious men, but this Samaritan lived up to the Law of love which has been already placed by God in every human being’s heart. Love is indeed a natural law which “is very near you; it is in your mouth and in your heart so you may obey it.[3]

The expert was asked by Jesus: “Who of these three was a neighbor to the man who fell into the hands of robbers?” (s.36), so that he himself would comment: “The one who had mercy on him” (s.37). Jesus said: “Go and do likewise” (s.37). While this Samaritan was praised for his exemplary charity, Jesus broke the Jews’ boundaries and their selection criteria, as He Himself came close up to humanity and: “was made flesh, and dwelt among us.[4]

Nowadays, there are many crooks who often pretend to be victims so as to get help, the helpers themselves can then become their victims. For fear of being implicated, many people don’t dare anymore to help anyone. However, Pope Francis taught: “Let’s take care of everyone’s needs, men as well as women, the young as well as the old, with the same spirit of fraternity and closeness, as seen in that Good Samaritan”. Imitating Jesus’ example, we’re conscious of being compassionate, without discrimination, but we always implore God’s guidance on how to do in every case, so that our help becomes a true charitable act as He wishes.

Through Mary’s “Yes”, She accepted to get involved in the whole of humanity. In the wedding party at Cana, She wasn’t present as an invited guest, but with the thorough penetration of a Mother Who had been deeply concerned about Her children’s every small needs. Foreseeing that the wine would be about to run out at that joyful party, Mary silently rescued them right at the moment of their greatest distress, so that the good wine would flow more abundantly than before.

Through the Miraculous Medal, Mary has wished to be beside each of us whom She will protect, assist and teach the manner of living “with compassion” like Jesus.

LIVE THE GOOD NEWS WITH MARY

Following Mary’s example in Whose maternal love I trust, I:

  • Wear Mary‘s Medal from Whom I incessantly receive assistance.
  • Care about devotedly helping others.

PRAY TO MARY

O Mary, assist me in becoming a neighbor to anyone who needs me, since we’re all Your children. Amen.

O Mary conceived without sin,
Pray for us who have recourse to You.

[1] Bài Đọc I, Đnl 30,11-14

[2] Kinh Truyền Tin

[3] First Reading, Deut. 30,11-14

[4] Angelus Prayer

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *