fbpx

SINH NHẬT 390 NĂM TU HỘI NỮ TỬ BÁC ÁI VINH SƠN

CÙNG MẸ TÔN VINH THIÊN CHÚA

SINH NHẬT 390 NĂM

TU HỘI NỮ TỬ BÁC ÁI VINH SƠN

1633 – 29.11 – 2023

 

Trong tình yêu quan phòng của Thiên Chúa, hằng năm Tu Hội Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn được mừng 3 ngày đại lễ liên tiếp và có ý nghĩa liên kết chặt chẽ với nhau:

  • Đức Mẹ hiện ra với Sơ Catherine Labourê lần thứ hai ngày 27.11.1830,
  • Người con ưu tú, thánh thiện này của Tu Hội được mừng ngay sau ngày kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra: 28.11 hằng năm,
  • Kỷ niệm việc thành lập Tu Hội Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn là ngày tiếp theo: 29.11.1633.

 

NGUỒN GỐC TU HỘI NỮ TỬ BÁC ÁI VINH SƠN

Có ai nghĩ rằng sẽ có các Nữ Tử Bác Ái?

Cha không nghĩ đến…

Thiên Chúa đã nghĩ đến điều đó thay cho các con”[1].

Thật vậy, vào thế kỷ 17, trong Giáo Hội chỉ có hình thức đan tu. Các thành viên luôn ở trong nội vi. “Thiên Chúa đã dùng các trung gian nhân loại là Thánh Vinh Sơn Phaolô, thánh Louise de Marillac, người nghèo ở thời đại các ngài, Marguerite Naseau, Đức Hồng Y de Retz, Đức Thánh Cha Clêmentê IX…”[2] để thành lập một hình thức tu trì mới trong Giáo Hội.

TU HỘI TRONG GIÁO HỘI     

Hình thức tu trì mới này được sinh ra trong lòng Giáo Hội và không có mục đích nào khác hơn là phục vụ cho sứ mạng toàn cầu. Giáo Hội công nhận Tu Hội qua danh hiệu chính thức là “Tu Hội Nữ Tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn Phaolô, những nữ tỳ của người nghèo”[1]. Tu Hội thuộc về nhóm các Tu Đoàn Tông Đồ, thuộc quyền Đức Giáo Hoàng, hưởng quyền miễn trừ, tùy theo tinh thần của mình mà tham gia công việc mục vụ của giáo phận và cũng là sứ mạng phổ quát của Giáo Hội[2].

Các Đấng Sáng Lập có một cảm thức đích thực và sâu xa về Giáo Hội. Đối với Thánh Vinh Sơn Phaolô, tất cả công trình của ngài thuộc về Giáo Hội, ngài không làm gì ngoài Giáo Hội: đó là những sứ mạng bình dân, những buổi nói chuyện ngày thứ ba (với các giáo sĩ), đấu tranh chống lại thuyết Jansénius, thành lập những công trình khác nhau…Việc khai sinh Tu Hội Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn cũng là để phục vụ trong các Giáo Hội địa phương như những “tông đồ bác ái”.    

TU ĐOÀN TÔNG ĐỒ[3]

Bộ Giáo Luật đặt tên này cho các Dòng tu không phải là Tu Hội dòng cũng không phải Tu Hội đời. Cùng với Tu Hội Nữ Tử Bác Ái, trong Giáo Hội có 36 tu đoàn tông đồ khác[4]. Theo Giáo Luật số 731, có bốn yếu tố tiêu biểu cho các tu đoàn này:

  • Không “khấn theo bậc tu dòng”,
  • Theo đuổi một cứu cánh tông đồ đặc thù của mình,
  • Sống cuộc sống chung huynh đệ,
  • Hướng tới Đức Ái hoàn hảo bằng sự tuân giữ Hiến Pháp.

CĂN TÍNH NÀY LÀ SỨC MẠNH CHO NGÀY HÔM NAY

Trong khóa đào tạo các chị Giám Tập của Tu Hội Nữ Tử Bác Ái tại Nhà Mẹ ở Paris, từ ngày 17.4 đến 31.5.2023, Mẹ Bề Trên Tổng Quyền François Petit đã nhắn nhủ các chị: “Chúng ta thuộc về một Tu Đoàn Tông Đồ, chúng ta không phải là Nữ Tu. Cần phải hiểu rõ ràng về chủ đề này ngay từ khi bắt đầu việc đào tạo sơ khởi và khuôn khổ của nơi đào tạo tương ứng với căn tính của chúng ta. Đó là một sức mạnh cho ngày hôm nay và là một bằng chứng của đời sống dâng hiến cho Thiên Chúa theo một cách đặc biệt[5].

KẾT: Lạy Mẹ Maria, xin cho chúng con được cùng với Mẹ tôn vinh Thiên Chúa và tạ ơn Ngài mãi mãi!

“Tôi phải đền đáp gì cho Thiên Chúa vì tình thương của Người dành cho tôi?

     Tôi sẽ nâng chén cứu độ và kêu cầu danh Chúa

Tôi sẽ thi hành lời khấn hứa với Thiên Chúa trước mặt tất cả dân Người” (TV. 115, 12-14).

Mời xem video “Thuở ban đầu”.

[1] Hiến Pháp 1a

[2] X. Cha Javier Alvarez, CM – Cha Fernando Quintano, CM – 12 phiếu học tập về HP 2004, trang 5.

[3] Nt. Trang 6

[4] Nt. Trang 6

[5] Tiếng Vang Tu Hội số 3, năm 2023, trang 18.

[1] TVS, ngày 14.6.1643, Giải thích Qui luật, IX, 113

[2] Cha Javier Alvarez, CM – Cha Fernando Quintano, CM – 12 phiếu học tập về HP 2004, trang 4.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

https://gdanhducmebanon.org/2022/11/29/gia-dinh-vinh-son-mung-sinh-nhat-tu-hoi-nu-tu-bac-ai-1633-29-11-2022/?fbclid=IwAR06XZO2wWv0UNRidf2Q-Xb66P_0FjnY-ck3ufaTDqnLKbs_nMIr0cMAvFk ()

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *