14.01.2024 CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN – NĂM B
Ga 1, 35-42
“Họ đã đến xem chỗ Người ở,
và ở lại với Người ngày hôm ấy…”
(Ga 1,39)
CHIÊM NGẮM MẸ SỐNG TIN MỪNG:
Khoảng những năm 30 của thế kỷ trước, các nhà văn nước ta từ giã mẫu hình văn học trung cổ, để khám phá và gây dựng nền văn học hiện đại. Thế Lữ (1907-1989), nhà văn kiêm thi sĩ, nhận thức sự khác biệt đó, ông hướng cả đời mình vào một sinh hoạt còn mới mẻ, như đi vào cuộc phiêu lưu đầy thú vị. Ông đã trải nghiệm những giây phút tuyệt vời của: “Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy, ngàn năm chưa dễ đã ai quên”.[1]
Bài Phúc Âm kể lại cuộc gặp gỡ, đến xem chỗ ở và “ở lại” với Chúa Giêsu “ngày hôm ấy” (c.39) cũng để lại trong lòng cậu thanh niên Gioan và bạn cậu một ấn tượng đẹp và sâu sắc, khiến họ tự nguyện đi theo Ngài và trung thành đến cùng. Thật vậy, sau khi nghe Thầy Gioan Tẩy Giả giới thiệu về Đức Giêsu, hai môn đệ của ông đã lập tức đi theo Chúa. Sự rời bỏ này không phải là phản bội, nhưng họ đã thực sự hiểu và sống điều thầy Gioan Tẩy Giả dạy: Chúa Giêsu mới đích thực là “Chiên Thiên Chúa”, Chàng Rể mà họ cần tìm kiếm, còn Gioan chỉ là “Phù rể”[2]. Gioan vui mừng vì Chúa Giêsu được người ta nhận biết và tin theo.
Biết rõ tâm trạng hai cậu thanh niên đang lặng lẽ đi theo mình, Chúa Giêsu quay lại mở lời: “Các anh tìm gì thế?” Họ liền đáp: “Lạy Thầy, Thầy ở đâu?” (c.38). Họ muốn đi xa hơn việc gặp Chúa trên đường đi, nên cần biết chỗ ở của Chúa, ngầm ý muốn xin “theo Chúa về nhà”, để hiểu biết cuộc sống của Người hơn. Chúa sẵn lòng đón nhận họ: “Hãy đến mà xem”. “Họ đã đến xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy” (c.39). Ôi làm sao quên được những giây phút kỳ diệu này! Sáu, bảy chục năm sau, khi thuật lại câu chuyện này trong sách Tin Mừng Gioan, vào khoảng năm 95, ông vẫn nhớ như in thời gian tuyệt vời này: “Lúc đó vào khoảng giờ thứ mười”.[3]
Một khi hai môn đệ ấy đã “ở lại với Chúa Giê-su”, được cảm kích bởi tình yêu dịu ngọt của Người, họ tin vào Lời Chúa và được đổi mới. Họ không thể không nói cho người khác điều chính họ đã khám phá về Chúa Giêsu. Anrê (một trong hai người ấy) đã nói với Simon (Phêrô) niềm xác tín của mình: “Chúng tôi đã gặp Đấng Mê-si-a. Rồi ông dẫn em mình đến gặp Đức Giêsu” (cc.41-42).
Ngày nay, chúng ta bị thu hút bởi nhiều thú vui, của cải, danh vọng, nên thường thờ ơ với việc “Đến mà xem và ở lại với Người”. Những bài giáo lý và lời kinh quen thuộc từ thuở bé dễ bị lãng quên, khi các bạn trẻ rời khỏi gia đình, bước vào xã hội. Chính vì thế, việc dạy giáo lý cần đưa những học viên, dù là thiếu nhi hay người trưởng thành, đến gặp Chúa Giêsu qua cầu nguyện, thinh lặng, lắng nghe và thưa chuyện trực tiếp với Chúa, nhất là thinh lặng sau khi rước lễ, để tạ ơn và kết hợp với Chúa, trong tâm tình cầu nguyện.[4]
Đức Maria đã được cha mẹ dâng cho Thiên Chúa trong Đền thờ. Mẹ “ở lại với Chúa” không chỉ nơi Đền thờ vật chất, nhưng trong Đền thờ thiêng liêng là chính tâm hồn Mẹ. Mẹ luôn tìm kiếm thánh ý Chúa và sẵn sàng mở lòng đón Chúa Giê-su đến ở lại trong cung lòng Mẹ. Vì thế, Mẹ luôn sống niềm vui có Chúa và giới thiệu Chúa cho người khác qua chính niềm vui ấy. Qua Sơ Catherine Labourê, Mẹ dạy chúng ta: “Hãy đến chân bàn thờ”, để gặp Chúa Giêsu Thánh Thể, nguồn mạch bình an và ánh sáng.[5]
SỐNG TIN MỪNG VỚI MẸ:
Noi gương Mẹ, tôi tham dự Thánh Lễ và Rước Lễ sốt sắng, ở lại với Chúa và chầu Chúa ngay trong tâm hồn mình.
CẦU NGUYỆN VỚI MẸ:
Lạy Mẹ Maria, xin dẫn con đến với Chúa Giêsu, Con của Mẹ. Xin dạy con biết chiêm ngắm Chúa nơi Lời Chúa, trên thánh giá và trong Bí Tích Thánh Thể, con sẽ nghe được tiếng Chúa Giêsu mời gọi từ trong trái tim, can đảm đi theo Người và ở lại với Người.
Lạy Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên tội,
Xin cầu cho chúng con hằng chạy đến kêu xin Mẹ.
————————–
January the 14th 2024
SECOND SUNDAY IN ORDINARY TIME, YEAR B
Jn 1,35-42
“They came and saw where He was living,
and stayed with Him that day …”
(Jn 1,39)
CONTEMPLATE MARY LIVING THE GOOD NEWS
It was about in the decade 30 of the last century, our country’s writers left the literary model of the medieval period for exploring and building the foundation of modern literature. Thế Lữ (1907-1989), who was a writer and poet, had perception of that difference, and he directed all his life towards a new activity, as entering a fully exciting adventure. He had experienced the wonderful moments of “that first nostalgic time, though thousand years passed, it isn’t easy to forget for anyone”.[6]
The meeting, coming to see the housing and “staying” with Jesus “that day” (s.39) were recounted in the Gospel and had also left in the hearts of the young man John and his friend a beautiful and profound impression which made them voluntarily follow Jesus and be faithful to the end. Indeed, after Jesus was introduced by their master John the Baptist, both of his disciples followed Him at once. This departure wasn’t a betrayal, but they understood and lived faithfully what their master John the Baptist taught: Jesus is truly “Lamb of God”, the Bridegroom Whom they need to seek, John is only a “Groomsman”[7] who was joyful because Jesus had been recognised and followed.
Jesus knew clearly the mood of two young men who were quietly following Him, He turned around and said to them: “What do you seek?”. They immediately replied: “Rabbi, where are You staying?” (s.38). They wished to go further than meeting Jesus on the way, therefore, they needed to know the housing where He was living, they tacitly desired to ask for “following Jesus home”, in order to understand more about His life. Jesus was set for receiving them: “Come and see”. “They came and saw where He was living, and stayed with Him that day” (s.39). Oh! How could they forget these wonderful moments! After sixty to seventy years, when this story was recounted by John in his Gospel, it was about in the year 95, that gorgeous time had been “remembered as it was printed” (Vietnamese idiom): “It was about the tenth hour”[8].
Once these two disciples “stayed with Jesus”, they were impressed by God’s sweet love, they had believed in God’s words and were renewed. They couldn’t help telling the others what they themselves had discovered about Jesus. Andrew (one of these two men) told Simon (Peter) his belief: “We have found the Messiah. And he took his brother to Jesus” (s. 41-42).
Nowadays, we’ve been attracted by many pleasures, wealth and fame, we are thus often indifferent to the act: “Come to see and stay with Him”. When the young people leave their family and enter the society, the catechism lessons and prayers from their childhood will be easily forgotten. For that reason, in the catechization, the learners, despite children or adults, need to be guided to meet Jesus through praying, being silent, listening and directly talking to Him, specially being silent after receiving the Communion, to express their gratitude and unite with God, in the spirit of prayer.[9]
Mary was offered up by Her parents to God in the Temple. She “stayed with God” not only in the material Temple, but also in the spiritual One that was Her own heart. Mary always looked for God’s will, and She was ready to open Her heart for welcoming Jesus Who had stayed in Her womb. Therefore, Mary incessantly lived the joy of having Jesus, and introduced Him to the others thanks to this joy. Through Sister Catherine Labouré, we have been taught: “Come to the Altar foot” so as to meet Jesus in the Eucharist, the source of peace and light.[10]
LIVE THE GOOD NEWS WITH MARY
Imitating Mary, I attend the Mass and devoutly receive the Communion, I stay with God and adore Him in my own heart.
PRAY WITH MARY
O Mary, guide me to Jesus, Your Son. Teach me to be aware of contemplating Him through His word, on the cross and in the Eucharist Sacrament. Jesus’ invitation will be heard inwardly from my heart, so that I courageously follow Him and stay with Him. Amen.
O Mary conceived without sin,
Pray for us who have recourse to You.
[1] X. http://vuongdangbi.blogspot.com/2008/10/th-l.html
[2] X. Ga 3,29-30
[3] X. Kinh thánh Tân ước, Lời Chúa cho Mọi người – Phần Dẫn nhập Tin Mừng Gioan, trang 408
[4] X. https://tgpsaigon.net/bai-viet/thong-bao-ve-viec-giu-thinh-lang-thanh-trong-thanh-le-67651
[5] X. https://gdanhducmebanon.org/2023/11/03/cung-me-den-voi-chua-giesu-thanh-the-tcn-kinh-duc-me-ban-on-ngay-thu-nhat/
[6] X. http://vuongdangbi.blogspot.com/2008/10/th-l.html
[7] Jn 3,29-30
[8] New Testament, God’s word for Everyone – Introduction to St. John’s Gospel, p.408
[9] X. https://tgpsaigon.net/bai-viet/thong-bao-ve-viec-giu-thinh-lang-thanh-trong-thanh-le-67651
[10] https://gdanhducmebanon.org/2023/11/03/cung-me-den-voi-chua-giesu-thanh-the-tcn-kinh-duc-me-ban-on-ngay-thu-nhat/
()