04.02.2024 – CHÚA NHẬT V THƯỜNG NIÊN – NĂM B
Mc 1,29-39
“Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt,
Người đã dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện.”
(Mc 1,35)
CHIÊM NGẮM MẸ SỐNG TIN MỪNG:
Người Do thái quan niệm đau khổ, bệnh tật là hậu quả của tội lỗi; ngược lại, sự giàu có, vinh dự, đông con cháu là phần thưởng Chúa ban cho người sống ngay lành. Nhưng Bài Đọc I hôm nay nói về mầu nhiệm của sự đau khổ mà con người không sao lý giải được. Ông Gióp đã sống rất tốt lành, ông có được mọi sự như mơ ước, rồi bất ngờ bị mất sạch mọi thứ, kể cả sức khỏe. Chỉ khi thân thưa nỗi lòng với Thiên Chúa và lắng nghe Người, ông Gióp mới nghiệm ra được giới hạn của thân phận con người, đồng thời ông nhận biết sự cao cả và quyền năng của Thiên Chúa, Đấng luôn lắng nghe và đáp lời ông.
Tuy nhiên, sự “đáp lời” của Thiên Chúa không phải là đáp ứng những nhu cầu của con người. Thiên Chúa đáp lời ông Gióp, để đưa ông đi vào đường lối của Chúa, cho ông hiểu được thánh ý Người. Khi đó, ông Gióp hoàn toàn thuần phục ý Chúa. Ông được Chúa khen vì sự trung thành, và Chúa ban lại cho ông gấp đôi những gì đã mất.
Cũng nhờ cầu nguyện, thánh Phaolô Tông đồ có đủ sức mạnh, lòng can đảm để đối diện, đón nhận những khó khăn, thử thách, hiểm nguy… đồng thời có được năng lực phi thường để làm tất cả vì Tin Mừng.[1]
Đối với Chúa Giêsu, việc gặp gỡ Thiên Chúa Cha còn quan trọng hơn. Vì thế, sau một ngày làm việc liên tục, cho dù rất mệt, Người vẫn dành những thời khắc tuyệt vời, tìm đến một nơi lý tưởng nhất để trò chuyện thân tình với Chúa Cha: “Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Người thức dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó” (c.35). Trong thân phận con người, Chúa Giêsu vẫn cần cầu nguyện để nhận biết thánh ý Chúa Cha và thi hành cho đúng, đồng thời để ở lại với Cha, tạ ơn và tâm sự với Cha mọi điều…
Để có được sức mạnh đối diện với những khó khăn và sống cho xứng là con cái Thiên Chúa, chúng ta phải siêng năng cầu nguyện; nói theo ngôn ngữ người trẻ ngày nay: “Cùng nhau “Flex” trong Chúa, biết mình, hiểu mình và sống tròn đầy sứ mạng Chúa trao ban”,[2] sao cho “ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”.[3] Nhờ cầu nguyện, ta nhận ra cách Thiên Chúa thanh luyện đức tin của ta qua các biến cố, để ta có thể đạt đến mức hoàn hảo nhất trong tương quan với Chúa và tha nhân. Thánh Vinh Sơn Phaolô quả quyết rằng: “Hãy cho tôi một con người cầu nguyện, người đó có khả năng làm được mọi việc”.[4] Người đó có thể nói cùng với thánh Tông Đồ: ‘Tôi có thể làm được mọi sự trong Đấng ban sức mạnh cho tôi’.”[5]
Phúc Âm cũng cho chúng ta thấy Mẹ Maria luôn cầu nguyện và gắn bó với Thiên Chúa. Các thánh sử không kể chi tiết về cuộc sống của Mẹ, nhưng các ngài ghi nhận sự hiện diện của Mẹ tại ba thời điểm quan trọng nhất của lịch sử cứu độ: Biến cố Nhập Thể (Truyền Tin, Giáng Sinh),[6] Biến cố Vượt Qua[7] và Biến cố Hiện Xuống.[8] Nhờ cầu nguyện, Mẹ nhận biết thánh ý Thiên Chúa và sẵn sàng cộng tác vào chương trình cứu độ. Cũng nhờ cầu nguyện, Mẹ kín múc được sức mạnh của Chúa để vượt qua mọi giông tố cuộc đời.
Qua Mẫu Ảnh Phép Lạ, Mẹ muốn đồng hành và hướng dẫn mỗi người chúng ta trong hành trình cầu nguyện, giúp ta sống mật thiết với Chúa và chan hòa với tha nhân hơn mỗi ngày.
SỐNG TIN MỪNG VỚI MẸ:
Noi gương Mẹ, tôi cầu nguyện trước mọi công việc: “Tại đây, lúc này, Chúa muốn con làm gì?” và can đảm thực thi ý Chúa.
CẦU NGUYỆN VỚI MẸ:
Lạy Mẹ Maria, xin giúp con biết quý trọng những giây phút thinh lặng trước Thánh Thể và khi đọc Lời Chúa, nhất là trong mọi lúc vui buồn, để tâm sự và lắng nghe Chúa dạy con mọi điều. Chớ gì con được trưởng thành hơn trong tương quan cá vị với Chúa và gần gũi, cởi mở với anh chị em hơn. Amen.
Lạy Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên tội,
Xin cầu cho chúng con hằng chạy đến kêu xin Mẹ.
——————————————————-
February the 4th 2024
FIFTH SUNDAY IN ORDINARY TIME, YEAR B
Mc 1,29-39
“In the morning, long before dawn,
He got up and went off to a lonely place and prayed there”
(Mc 1-35)
CONTEMPLATE MARY LIVING THE GOOD NEWS
According to the Jews’ conception, sufferings and diseases are the consequences of sins; by contrast, wealth, honor and having many descendants are God’s rewards for those who live righteously. But the First Reading today has dealt with the mystery of suffering which can’t be comprehended by human beings. Job had had a very honest life, he was possessing everything for which he had wished, and then he suddenly lost everything, including his health. It was nothing but when Job expressed his inmost feelings to God Whom he listened to, afterwards he realized the limits of human condition, and he simultaneously recognized the greatness and power of God Who had always listened and responded to him.
However, God’s response isn’t the satisfaction of human being’s needs. Job’s entreatment was responded to by God, so as to bring him onto His path, in such a way he would understand His will. At that time, God’s will was completely submitted by Job. His loyalty was praised by God Who gave back double for what he had lost.
It was also due to praying, the Apostle St. Paul had enough strength and courage in order to face and receive the difficulties, trials, dangers … and he concurrently had extraordinary energies so as to carry out everything for the Good News.[9]
For Jesus, what is more important is the meeting with God the Father. Therefore, after a day of continuous work, even though Jesus was very tired, He yet spent wonderful times, and looked for the most ideal place in order to have an intimate conversation with the Father: “In the morning, long before dawn, He got up and went off to a lonely place and prayed there” (s.35). In Jesus’ human condition, He still needed to pray so that the Father’s will would be identified and realized correctly by Him, at the same time, He stayed with the Father to Whom He expressed His gratitude and confided everything…
For the purpose of having the strength to confront with the difficulties and live worthily as God’s children, we’ve to pray diligently; speaking in accordance with the youth’s language nowadays: “Together ‘Flexing’ in God, we know and understand ourselves, and we integrally live the mission which we’ve been entrusted by God”[10], so that “Your (the Father’s) Will be done on earth as It is in Heaven”.[11] Owing to praying, we identify the manner with which our faith is being purified by God through the events, in order that we can reach the most perfect level of our relationship with God and the others. St Vincent of Paul asserted that: “Give me a person of prayer, this one has the ability to do everything”.[12] Together with the Apostle St. Paul, that person can say: “I can do everything through Christ Who strengthens me”.[13]
Through the Gospel, we’re also shown that Mary incessantly prayed and She was attached to God. Her life wasn’t narrated in detail by the evangelists, but Her presence was acknowledged by them at the most three important moments of the salvation history: The Incarnation (Annunciation, Jesus’ Nativity),[14] the Passion event[15] and the Ascension upheaval.[16] Thanks to praying, Mary identified God’s will and She was set for cooperating with the salvation program. Depending also on praying, God’s strength was scooped by Her so as to overcome all the tempests in life.
Through the Miraculous Medal, Mary has wished to go with us and guide each of us in our praying journey, we’ve been helped by Her so as to live intimately with God and to be more in harmony with the others everyday.
LIVE THE GOOD NEWS WITH MARY
Imitating Mary, I pray before all the affairs: “O my Lord, what do You want me to do here and now?”, and I courageously carry out God’s will.
PRAY WITH MARY
O Mary, help me to be aware of esteeming silent moments before the Eucharist and while reading God’s word, especially in all the happy and sad times, so that my feelings will be confided to God Whom I listen to all of what I’m being taught by Him. May I become more mature in my personal relationship with God, and I’m closer, more open with the others. Amen.
O Mary conceived without sin,
Pray for us who have recourse to You.
[1] X. Bài Đọc II, 1Cr 9,16-19.22-23
[2] X. https://www.cgvdt.vn/cong-giao-viet-nam/nguoi-tre-va-hanh-trinh-nen-thanh_a17611
[3] Kinh Lạy Cha
[4] SV. XI,83
[5] Pl 4,13
[6] Lc 1, 26-38; 2,1-52
[7] Ga 19,25-27
[8] X. Cv 1,14; Lm Raniero Cantalamessa, Sách:“Đức Maria Nữ Tỳ của Chúa”, tr 11
[9] Second Reading, 1Cr 9,16-19.22-23
[10] https://www.cgvdt.vn/cong-giao-viet-nam/nguoi-tre-va-hanh-trinh-nen-thanh_a17611
[11] Our Father Prayer
[12] SV. XI,83
[13] Pl 4,13
[14] Lc 1, 26-38; 2,1-52
[15] Ga 19,25-27
[16] Act 1,14; Fr. Raniero Cantalamessa, The Book: “Mary, God’s maid-servant”, p. 11
()