07.04.2024 – CHÚA NHẬT II PHỤC SINH
KÍNH LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT
Ga 20,19-31
“Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!”.
(Ga 20,28)
CHIÊM NGẮM MẸ SỐNG TIN MỪNG:
Trong Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, câu mở đầu Phần I về việc tuyên xưng đức tin là thuật ngữ: TÔI TIN – CHÚNG TÔI TIN.[1] Đó là đức tin mà không riêng mỗi cá nhân tín hữu tuyên xưng, nhưng còn là đức tin của toàn thể Hội Thánh, đã được các Tông đồ chứng nghiệm và tin nhận. Kinh Tin Kính là một tín biểu gồm tất cả những tín điều mà các Tông đồ truyền lại cho chúng ta, từ chính trải nghiệm đầy khó khăn của các ngài.
Thật vậy, cuộc thương khó của Chúa Giêsu làm cho tất cả các Tông đồ và đoàn môn đệ rúng động, nao núng và sợ hãi. Kẻ thì bỏ về quê, người khác tìm chỗ an toàn để ẩn trốn. Ngay cả Tôma, “một người trong Nhóm Mười Hai” (c.24), cũng trốn biệt tăm. Chính ông đã từng mạnh miệng nói với các Tông đồ khác: “Cả chúng ta nữa, chúng ta cũng đi để cùng chết với Thầy!”[2] nhưng sau khi Chúa chết, đã phục sinh và hiện ra với các Tông đồ lần thứ nhất, Tôma lại vắng mặt, không ai biết ông đi đâu và ở đâu.
Thực trạng đáng buồn của các Tông Đồ là thế, nhưng lời đầu tiên mà Chúa Kitô phục sinh ngỏ với các ông là: “Bình An cho anh em!”. Chúa không trách mắng các ông đã bỏ Thầy, chối Chúa, không hề nhắc đến tội lỗi họ, nhưng Người chỉ an ủi và chữa lành vết thương lòng của họ, bằng cách cho họ thấy các vết thương trên thân thể Người (c.20). Đó là dấu chứng Người đã thật sự sống lại, và bình an Người ban tặng cho nhân loại phát xuất từ chính những thương tích ấy. Đó chính là “dung mạo lòng thương xót của Chúa Cha”.[3]
Khi nghe mọi người kể lại đã thấy Chúa Phục Sinh, ông Tôma không tin và đòi được thấy tận mắt và tận tay kiểm chứng rõ ràng! Tám ngày sau, khi Tôma trở lại với cộng đoàn, Chúa Kitô phục sinh lại đến (c.26). Cũng như lần trước, Chúa không trách mắng ai, ngay cả Tôma, Người chỉ chúc bình an cho cả cộng đoàn, sau đó Người bảo Tôma: “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy…” (c.27). Tin Mừng không nói gì về việc Tôma có chạm đến Chúa hay không, nhưng sau khi cùng với cộng đoàn gặp và nghe Chúa nói, ông xác tín Thầy đã sống lại. Được đón nhận tình thương tế nhị của Thầy, ông đã khởi đầu từ đức tin chung của cộng đoàn, đến niềm xác tín của chính ông: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!” (c.28). Tôma đã được chữa lành. Phêrô cũng được chữa lành, sau này, ông quả quyết: “Vì Người phải mang những vết thương mà anh em đã được chữa lành.”[4]
Cũng như Tôma, chúng ta được Chúa xót thương tha thứ hết mọi tội lỗi, được Thiên Chúa ban ơn, để có thể sống và tuyên xưng đức tin của mình. Chúng ta hãy có Lòng Thương Xót của Thiên Chúa, nghĩa là mong muốn điều tốt lành cho anh chị em, làm cho anh chị em được hạnh phúc, vui tươi và an bình… Chúng ta phải mang lấy những yếu hèn và khó khăn của anh chị em chúng ta.[5]
Mẹ Maria luôn chiêm ngắm các thương tích của Chúa, không phải bằng con mắt thể lý, nhưng bằng chính tâm hồn chịu mũi gươm thiêng liêng xuyên thấu, nên Mẹ cảm nghiệm sâu xa Lòng Thương Xót của Thiên Chúa. Qua sứ điệp của mẫu Ảnh Hay Làm Phép Lạ, đặc biệt nơi mặt trái mẫu Ảnh,[6] Đức Maria- Mẹ của Lòng Thương Xót- vẫn tiếp tục mặc khải cho chúng ta Lòng Xót Thương của Thiên Chúa và Mẹ luôn chuyển cầu cho chúng ta mọi ơn.
SỐNG TIN MỪNG VỚI MẸ:
Cùng với Mẹ Maria, tôi thực thi Lòng Thương Xót bằng việc ý thức chính mình vẫn được Chúa thứ tha, để luôn sống cảm thông và sẵn sàng tha thứ.
CẦU NGUYỆN VỚI MẸ:
Lạy Mẹ Maria, xin dạy con chiêm ngắm các vết thương của Chúa Giêsu, để cảm nhận sâu xa lòng thương xót Chúa dành cho con qua cái chết của Người, để con cũng biết sống lòng thương xót ấy với anh chị em con. Amen
Lạy Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên tội,
Xin cầu cho chúng con hằng chạy đến kêu xin Mẹ.
———————o0o———————-
April the 7th 2024 – SECOND SUNDAY OF EASTER
(OF DIVINE MERCY)
Jn 20,19-31
“My Lord and my God!”
(Jn 20,28)
CONTEMPLATE MARY LIVING THE GOOD NEWS
In the Catechism of the Catholic Church, the initiation sentences of Part 1 about the profession of faith are the terminologies: I BELIEVE – WE BELIEVE.[7] This is the faith which has been professed not only by each individual faithful, but it’s also the whole of the Church’s faith that had been verified and received by the Apostles. The epitome of the Profession of Faith Prayer had included all the creeds that were transmitted to us by the Apostles, from their own experiences which were full of difficulties.
Jesus’ passion indeed made all the Apostles and the disciples group vibrative, trembly and fearful. Some people left to go back to their hometowns, the others sought some safe place to hide. Thomas, “One of the Twelve” (s.24), even hid away too. It was himself who strongly told the other Apostles: “Let us also go, so that we may die with Him!”,[8] but after Jesus passed away, had risen and appeared before the Apostles for the first time, Thomas was absent, no one knew where he was going and staying.
This was the Apostles’ sad situation, but the first words which they were addressed to by the risen Christ were: “Peace be with you!”. They weren’t scolded by Jesus for abandonning their Master, for denying their Lord, their sins weren’t prompted, but Jesus only consoled and healed their heart wound, through showing them the wounds on His body (s.20). These evidences proved Jesus’ real resurrection, and the peace which humanity has been bestowed on by Him came from those wounds. This is really “The Father’s face of mercy”.[9]
When Thomas was told by everyone that the risen Christ was seen, he didn’t believe in it and he requested to see with his own eyes and to verify clearly with his own hands! After eight days, when Thomas returned to the community, the risen Christ came again (s.26). It was the same as last time, no one was scolded even Thomas, He only wished peace for the whole community, then He told Thomas: “Put your fingers here; look, here are my hands… ” (s.27). The Gospel didn’t mention whether Thomas touched Jesus or not, but after meeting Him to Whom he listened together with the community, he relied on their Master’s resurrection. Receiving their Master’s subtle love, Thomas began from the community’s common faith to his own trust: “My Lord and my God !” (s.28). Thomas was healed. So was Peter, and he asserted firmly later: “By His wounds, you have been healed.”[10]
It’s similar to Thomas, all of our sins have been forgiven by merciful God Who has bestowed grace on us, so that we’re able to live and confess our faith. Let us have God’s Mercy, which means we’ve willed the goodness for our neighbors and made them happy, joyful and peaceful… We have to carry their weakness and difficulties.[11]
Mary had unceasingly contemplated Jesus’ wounds not through Her physical eyes, but through Her own heart which was pierced by a spiritual sword, God’s Mercy had been thus experienced deeply by Her. Through the Miracle Medal message, specially through the left side of this Medal,[12] we’re still continued to be revealed God’s Mercy by Mary, the mother of Mercy, Who incessantly intercedes for us all the graces.
LIVE THE GOOD NEWS WITH MARY
Together with Mary, I perform the Mercy through being aware that I myself have been forgiven by God, so that I always live sympathetically and I’m ready to forgive.
PRAY WITH MARY
O Mary, teach me to contemplate Jesus’ wounds, in order that I deeply perceive His mercy for me through His death, and I’m also aware of living on this mercy for my neighbors. Amen.
O Mary conceived without sin,
Pray for us who have recourse to You.
[1] Sách GLHTCG số 26
[2] Ga 11,16
[3] Tông sắc Dung Mạo Lòng Thương Xót, số 1
[4] 1Pr 2,24b
[5] X. Tông sắc Dung Mạo Lòng Thương Xót, số 9, số 10
[6] X. https://gdanhducmebanon.org/gioi-thieu-ve-anh-duc-me
[7] CCC, n.26
[8] Jn 11,16
[9] Papal Bull Face of Mercy, n.1
[10] 1Pr 2,24b
[11] Papal Bull Face of Mercy, n.9,10
[12] https://gdanhducmebanon.org/gioi-thieu-ve-anh-duc-me