fbpx

CÙNG MẸ SỐNG TIN MỪNG – 14.04.2024 – CHÚA NHẬT III PHỤC SINH – NĂM B

14.04.2024 – CHÚA NHẬT III PHỤC SINH – NĂM B

Lc 24,35-48

“Có lời Kinh Thánh chép rằng:
Đấng Ki-tô phải chịu khổ hình,
rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại.” (Lc 24,46)

ĐỌC TOÀN BÀI PHÚC ÂM

CHIÊM NGẮM MẸ SỐNG TIN MỪNG:

Một bạn trẻ thắc mắc: “Khi dự lễ Chúa nhật, nếu trễ mất Bài đọc I, hay cả hai Bài đọc, thì có thành không? Có phải đi lại lễ khác không?”[1] Câu trả lời cho vấn đề này không phải là trễ bao nhiêu phút hay thiếu mấy Bài đọc, vì Luật Giáo Hội không xác định thế nào là “mất lễ”, nhưng cần ý thức thế nào là ý nghĩa của việc tham dự Thánh Lễ cách trọn vẹn. Thánh Lễ gồm hai phần chính rõ rệt: Phụng vụ Lời Chúa và Phụng vụ Thánh Thể. Chúng ta cần tham dự cả hai phần cách đầy đủ và sốt sắng, để có thể gặp và nhận ra Chúa Giêsu, nguồn mạch bình an, hạnh phúc cho ta ở đời này và cả đời sau, như hai môn đệ trên đường Emmau.

Thật vậy, hai môn đệ ấy khi trở lại Giêrusalem đều “thuật lại những gì đã xảy ra dọc đường và việc mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh” (c.35). Chính nhờ được Chúa Giêsu giải thích Kinh Thánh suốt đường đi, nên họ hiểu rằng: “Đấng Ki-tô phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người”.[2] Nhờ đó, khi Chúa Giêsu bẻ bánh trong bữa ăn, họ mới nhận ra và tin chắc chính Chúa đã sống lại.

Đang lúc họ chia sẻ kinh nghiệm đức tin với các môn đệ khác, Chúa Giêsu hiện đến đứng giữa họ khiến họ sợ hãi. Người trấn an và cho các ông xem vết thương ở tay chân Người. Chúa còn ăn uống cho các ông thấy, nhưng vẫn chưa đủ để các ông tin thật Người đã sống lại. Vì thế, Chúa Giêsu phải củng cố đức tin và “mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh” (c.45), như Người đã giảng cho hai môn đệ đi Emmau: “Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Ki-tô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại” (c.46). Khi họ thật sự xác tín, Người trao cho họ sứ mạng: “Chính anh em là chứng nhân về những điều này” (c.48).

Ngay sau khi nhận lãnh Thánh Thần, các Tông đồ đã mạnh dạn làm chứng về cái chết và sự Phục Sinh của Chúa Giêsu. Phêrô còn long trọng tuyên bố trước đám đông hơn năm ngàn người Do thái: “… Anh em đã giết Đấng khơi nguồn sự sống, nhưng Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy từ cõi chết; về điều này, chúng tôi xin làm chứng”.[3] Gioan, môn đệ được Chúa Giêsu thương mến, cũng làm chứng rằng: “Đức Giê-su Ki-tô là của lễ đền bù tội lỗi chúng ta”.[4] Giờ đây, Người trở nên Đấng can thiệp rất thần thế cho chúng ta bên cạnh Chúa Cha.

Đức tin của chúng ta dựa trên nền tảng đức tin mà các Tông đồ đã tuyên xưng và truyền lại. Việc tham dự Thánh Lễ đầy đủ và sốt sắng giúp củng cố đức tin và ban ơn cho chúng ta sống Thánh Lễ, “loan truyền Chúa chịu chết, và tuyên xưng Chúa sống lại, cho tới khi Chúa đến” (tuyên xưng đức tin sau khi truyền phép bánh rượu), bằng việc đón nhận những hy sinh, đau khổ, lo lắng, bất an… trong cuộc sống, với niềm xác tín sẽ chiến thắng và được biến đổi trong Đấng Phục Sinh. Nhờ sức mạnh của Chúa, ta sẽ đem đến cho người khác niềm vui và bình an, qua lời nói, cử chỉ yêu thương và thân thiện…

Suốt cuộc đời, Mẹ Maria vẫn lắng nghe, suy gẫm và ghi nhớ lời các ngôn sứ trong Kinh Thánh, đồng thời Mẹ chiêm ngắm cuộc sống của Chúa, nhất là khi chứng kiến Chúa Giêsu chịu khổ nạn, Mẹ lại càng tin những điều Kinh Thánh nói về Người đã ứng nghiệm. Vì thế, Mẹ xác tín vào sự Phục Sinh của Người, Mẹ cùng chịu đau khổ với Chúa, nên khi Chúa Phục Sinh, Mẹ cũng được cả triều thần thiên quốc chúc mừng: “Lạy Nữ Vương Thiên Đàng hãy vui mừng. Alleluia!” (Kinh ‘Lạy Nữ Vương Thiên Đàng’).

SỐNG TIN MỪNG VỚI MẸ:

Cùng với Mẹ, tôi:

  • Tham dự Thánh Lễ đầy đủ và sốt sắng.
  • Đọc, suy gẫm và ghi nhớ một câu Kinh Thánh mỗi ngày.

CẦU NGUYỆN VỚI MẸ:

Lạy Mẹ Maria, xin giúp con biết sống và loan truyền cuộc tử nạn của Chúa qua những hy sinh mỗi ngày, để mọi người xung quanh con cảm nhận được niềm vui của Chúa Phục Sinh. Amen.

Lạy Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên tội,
Xin cầu cho chúng con hằng chạy đến kêu xin Mẹ.

————–o0o————-

April the 14th 2024 – THIRD SUNDAY OF EASTER, YEAR B

 Lc 24,35-48

“It is written (in the Scriptures) that: the Christ would suffer,
and on the third day rise from the dead”.
 (Lc 24,46)

CONTEMPLATE MARY LIVING THE GOOD NEWS

A young person wondered: When I attended the Sunday Mass, if I had been late and had missed the First Reading, or both Readings, would the Mass have completed? Will I have to attend It once more? The answer to this problem isn’t how many minutes were late, or how many Readings were missed, since the Church Law didn’t define what constitutes the “missing Mass”, but we need to be conscious that how is the integral attendance meaning at the Mass Which consists of two main distinct parts: God’s word Liturgy and the Eucharistic One. Both of these parts need to be fully and piously attended, so that we may meet and recognize Jesus, the source of peace, happiness for us in this life and even in the afterlife, as two disciples on their way to Emmaus.

When these two disciples returned to Jerusalem, they indeed “told their story of what happened on the road and how they had recognized Jesus at the breaking of bread” (s.35). It was thanks to Jesus’ explanation of the Scriptures along the way, they hence understood that: “The Christ ought to suffer these things and then enter into His glory”.[5] Owing to this explanation, when the breads were broken by Jesus during the meal, they realized and firmly believed that He Himself had risen.

While their faith experience had being shared with the other disciples who were scared when Jesus appeared and stood among them whom He had reassured and showed the wounds on His arms and legs. He still ate and drank in order that they saw, but it wasn’t enough for them to truly believe in His resurrection. Their faith hence must be consolidated by Jesus Who “opened their mind, so they could understand the Scriptures” (s.45), as two disciples on their way to Emmaus were preached by Him: “It is written (in the Scriptures) that the Christ would suffer and on the third day rise from the dead” (s.46). When they really believed, He gave them the mission: “You are witnesses of these things” (s.48).

Right after receiving the Holy Spirit, the Apostles boldly testified for Jesus’ death and Resurrection. Peter even solemnly declared before a crowd which was over five thousand Jews: “… You killed the prince of life. God, however, raised Him from the dead, and to that fact we are the witnesses”.[6] John, a disciple who had been loved by Jesus, also witnessed that: “Jesus Christ is the sacrifice that takes away our sins”.[7] He has become now a very powerful intercessor for us next to God the Father.

Our faith is based on the foundation of faith which was confessed and transmitted by the Apostles. The grace will be bestowed on us whose faith is helped with consolidation due to our full and pious attendance at the Mass Which we live, “proclaim the Lord’s death, and profess His Resurrection, until He come” (the profession of faith after the bread and wine were consecrated), through our reception of sacrifices, sufferings, worries, insecurities … in our life, with the belief that we’ll win and will be transformed in the One Who had risen. Depending on His strength, we’ll bring joy and peace to the others, through our words, our lovable and friendly gestures…

Throughout Mary’s life, the prophets’ words in the Scriptures had been still listened to, meditated on and memorized by Her Who concurrently had incessantly contemplated Jesus’ life, in particular, when Mary witnessed Jesus’ passion, She had believed that the facts which the Scriptures told about Him were fulfilled. Therefore, relying on Jesus’ Resurrection, Mary endured sufferings together with Him Who had thus risen, She has been also acclaimed by the whole heavenly Powers: “O Queen of Heaven, rejoice. Alleluia!” (‘Regina Coeli’ prayer).

LIVE THE GOOD NEWS WITH MARY

Together with Mary, I:

  • Attend the Mass fully and piously.
  • Read, meditate on and memorize one Scripture sentence each day.

PRAY WITH MARY

O Mary, assist me to be aware of living and proclaiming Jesus’ passion through my sacrifices everyday, so that everyone who is around me perceives the Risen Christ’s joy. Amen.

O Mary conceived without sin,
Pray for us who have recourse to You.

 

[1] X.http://gioitre-tnttgptb.org/cau-36-khi-nao-tham-du-thanh-le-khong-thanh

[2] Lc 24,26

[3] Bài Đọc I, Cv 3,15

[4] Bài Đọc II, 1Ga 2,2

[5] Lc 24,26

[6] First Reading, Act 3,15

[7] Second Reading, 1Ga 2,2

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *