fbpx

CÙNG MẸ SỐNG TIN MỪNG – 05.05.2024 – CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH – NĂM B

05.05.2024 – CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH – NĂM B

Ga 15,9-17

“Anh em là bạn hữu của Thầy,
nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy”
(Ga 15,14)

ĐỌC TOÀN BÀI PHÚC ÂM

CHIÊM NGẮM MẸ SỐNG TIN MỪNG:

Trong triều đình các hoàng đế La Mã hay các vua Đông phương thời xưa, có một nhóm người được gọi là bạn của vua hay hoàng đế. Là những nhân vật có liên hệ gần gũi, thân thiết với nhà vua, nên họ được quyền diện kiến nhà vua bất cứ lúc nào, thậm chí được vào phòng ngủ của nhà vua lúc sáng sớm. Nhà vua thảo luận với họ trước khi vào bàn họp với các tướng lĩnh, các quan hay các chính khách.

Được làm bạn của vua quả là một vinh dự lớn lao không mấy ai có được. Cũng thế, với thân phận thụ tạo, chúng ta không thể đến gần Thiên Chúa, nếu Chúa không cho phép. Những nhân vật lỗi lạc trong Cựu Ước đã hãnh diện vì được gọi là tôi tớ Chúa như Môsê, Đa-vít,[1] và cũng chỉ được diện kiến Thiên Chúa khi Người  cho phép. Nhưng Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa đã đến sống giữa nhân loại, Người cho chúng ta được sống gần gũi, thân thiết với Người và trở nên bạn hữu của Người, chỉ với một điều kiện: “Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy” (c.14), và: “Điều Thầy truyền dạy anh em là hãy yêu thương nhau” (c.17). Như thế, yêu thương nhau chính là điều kiện duy nhất để ta trở nên bạn của Chúa Giêsu, bạn hữu của Thiên Chúa!

Người chủ không bàn việc quan trọng với tôi tớ, mà bàn với bạn hữu, còn đầy tớ là để sai bảo. Chúa Giêsu đã tâm sự: “Tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết” (c.15), đó là kế hoạch yêu thương của Chúa Cha, là cứu độ toàn thể nhân loại, và Người cho chúng ta được cộng tác với Người, chia sẻ sứ mạng của Người, bằng chính những hành vi yêu thương trong cuộc sống hằng ngày. Do đó, chúng ta không thể yêu thương theo cách “có qua có lại” của con người vị kỷ, nhưng Chúa Giêsu nói: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (c.12). Đó là cách yêu “của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (c.13).

Thánh Gioan Tông đồ, người đã được tựa đầu vào ngực Chúa Giêsu trong bữa tiệc ly, đã cho chúng ta dấu chỉ để nhận biết: “Phàm ai yêu thương, thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa. Ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu.[2] Yêu thương cũng chính là dấu chỉ rõ nét nơi ông Cornêliô, viên đại đội trưởng ngoại giáo đã luôn kính sợ Thiên Chúa, siêng năng cầu nguyện và làm điều tốt cho dân. Vì thế, Chúa đã sai Thiên sứ chỉ cách cho ông tìm đến và mời ông Phêrô tới nhà. Sau đó, cả nhà ông được nhận lãnh Thánh Thần, được rửa tội và gia nhập Giáo Hội.[3]

Như thế, yêu thương vừa là dấu chỉ để người đời nhận biết chúng ta là môn đệ của Chúa Giêsu,[4] vừa là điều kiện để ta được trở nên bạn hữu của Người. Đây chính là quà tặng của Chúa Giêsu Thánh Thể. Hãy đến với Ngài, như Đức Mẹ đã dạy Sơ Catherine Labouré: “Hãy đến nơi chân bàn thờ…”, để ngày càng hiểu biết Chúa và nên giống Chúa hơn, biết yêu thương hơn, tha thứ hơn, khiêm nhường hơn, quảng đại hơn…

Mẹ Maria đã sống tình bạn với Chúa Giêsu khi lắng nghe Chúa tâm sự về sứ mạng và những ưu tư của Người. Mẹ cũng tâm sự với Người về nỗi bận tâm của Mẹ cho gia đình tại Cana, và Người đã cho Mẹ thỏa lòng mong đợi. Mẹ Maria sẵn sàng đồng hành với Chúa trong sứ mạng của Người. Nhất là khi Người bước vào cuộc thương khó, Mẹ luôn có mặt cho tới khi Chúa trút hơi thở cuối cùng.

SỐNG TIN MỪNG VỚI MẸ:

Cùng với Mẹ, tôi sống tình bạn với Chúa Giêsu: Sẵn sàng đón nhận mọi điều Chúa trao và sống yêu thương như Chúa dạy.

CẦU NGUYỆN VỚI MẸ:

Lạy Mẹ Maria, xin dạy con sống tình bạn với Chúa Giêsu, bằng cách yêu thương và sẵn sàng hy sinh vì người khác như Chúa đã sống, để mỗi ngày con xứng đáng là bạn của Chúa hơn. Amen.

Lạy Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên tội,
Xin cầu cho chúng con hằng chạy đến kêu xin Mẹ.

———–o0o———-

May the 5th 2024 –

 SIXTH SUNDAY OF EASTER, YEAR B

Jn 15,9-17

“You are my friends,
if you do what I command you”
(Jn 15,14)

CONTEMPLATE MARY LIVING THE GOOD NEWS

At the royal court of the Roman emperors or Eastern kings in the ancient times, there was a group of people who were called the king’s or emperor’s friends. As the figures who had a close and intimate relationship with the king, they thus got the right to personally meet him at any time, they even could enter his bedroom in the early morning. The king discussed with them before sitting at the meeting table with the generals, mandarins or statesmen.

Being the king’s friend is truly a great honor which not many people get. Likewise, with our creature’s condition, we can’t approach God without His permission. The brilliant figures in the Old Testament as Moses, David who were proud of being called God’s servant[5] could only meet God by Whom they were permitted. But Jesus, God’s Son Who came to live among the humanity, had permitted us to live closely, intimately with Him and become His friend on one condition alone: “You are my friends, if you do what I command you” (s.14), and: “What I command you is to love one another” (s.17). Therefore,  love one another is the only condition for us to become Jesus’ friend, God’s one!

The master discusses the important business with his friends instead of the servants who are under his orders. Jesus confided: “I have made known to you everything I have learnt from my Father” (s.15), this is the Father’s love plan, the salvation for the whole of humanity, and we’re permitted by Jesus to cooperate with Him Whose mission we share with, through the love acts in our everyday life. We can’t thus love with the “reciprocal way” of the egoist, but Jesus said: “Love one another as I have loved you” (s.12). This is the love way of a person who “laid down his life for his friends” (s.13)

John the Apostle, whose head was leant against Jesus’ chest in the last Supper, showed us the sign to recognize:  “Everyone who loves is begotten by God and knows God. Anyone who fails to love can never have known God, because God is love.”[6] Love is also a clear sign in Cornelius, a pagan centurion who always had God-fearing; diligently prayed to God and did the good things for people. An Angel was hence sent by God to show him the way for coming and inviting Peter to his home. Then all his family received the Holy Spirit, was baptized and joined the Church.[7]

Therefore, love is both a sign for the others to recognize that we are Jesus’ disciples,[8] and a condition for us to become His  friends. This is really a gift from Jesus in the Eucharist. Let us come to Him, as Sister Catherine Labouré was taught by Mary: “Come to the altar foot…”, so that we understand God more and more and become more like Him, we’re aware of loving more, forgiving more, being more humble and more generous  …

Mary had lived Her friendship with Jesus Who confided His mission and worries to Which She listened. Mary also confided to Jesus Her concerns with their family in Cana, and She was given satisfaction by Him. Mary was set to accompany Jesus on His Mission. Especially when He entered into His passion, Mary was always present until He took His last breath.

LIVE THE GOOD NEWS WITH MARY

Together with Mary, I live my friendship with Jesus: I’m willing to receive everything which is given by Him and to live with love as He taught.

PRAY WITH MARY

O Mary, teach me to live my friendship with Jesus, through loving and being ready to sacrifice for the others as He lived, so that each day, I’m more worthy to be His friend. Amen.

O Mary conceived without sin,
Pray for us who have recourse to You.

 

[1] X. Đnl 34,5; 2Sm 7,5

[2] Bài Đọc II, 1Ga 4,7-8

[3] Bài đọc I, Cv 10,25-26.34-35.44-48

[4] X. Ga 13,35

[5] Dn 34,5; 2Sm 7,5

[6] Second Reading, 1Jn 4,7-8

[7] First Reading, Act. 10,25-26.34-35.44-48

[8] Jn 13,35

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *