fbpx

CÙNG MẸ SỐNG TIN MỪNG – THỨ TƯ TUẦN XIX THƯỜNG NIÊN

11.8.2021 – THỨ TƯ TUẦN XIX THƯỜNG NIÊN

Mt 18,15-20
“Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó…” (Mt 18,15)

CHIÊM NGẮM MẸ SỐNG TIN MỪNG:
Ngày 13 tháng 5 năm 1981, một biến cố kinh hoàng đã làm hốt hoảng bao trái tim người Công giáo: thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bị mưu sát tại quảng trường thánh Phêrô. Hai năm sau biến cố ấy, một tấm hình rất nổi tiếng đã được lan truyền rộng rãi trên các trang mạng truyền thông. Đó là bức ảnh thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ngồi nói chuyện thân mật với người đã ám sát ngài. Với một thái độ trìu mến, Đức Thánh Cha nghiêng người về phía kẻ đã ám sát mình và lắng nghe anh ta cách chăm chú. Tuy nội dung của câu chuyện giữa hai người không được tiết lộ, nhưng hình ảnh thân tình của Đức Thánh Cha và kẻ đã ám sát ngài toát lên một vẻ đẹp rạng ngời. Nó biểu lộ hành vi tha thứ trong sự thinh lặng đầy tính anh hùng, diễn tả một tình yêu chân thành và ước muốn cho người anh em mình được đổi mới. Khi sắp được trả tự do, Mehmet Ali Agca đã viết một lá thư ngắn gởi tới Tòa Thánh bày tỏ lòng biết ơn vì sự nâng đỡ của Tòa Thánh với gia đình và bản thân anh ta, cho thấy tôn giáo là “một dấu chỉ của tình anh em và đối thoại“.[1]

Đức Thánh GH Gioan Phaolô II đã thực thi sứ điệp Chúa dạy trong bài Tin Mừng hôm nay: sửa lỗi cho người anh em trong tình huynh đệ. Đây là một tiến trình của việc đồng hành với người lỗi phạm thì anh đã chinhphục được người anh em” (c.16) Tiến trình này cần diễn ra từ từ, từng bước một, bởi lẽ vấn đề sửa lỗi là chuyện rất khó vì nó đụng chạm đến “cái tôi” của mỗi người. Tâm tình mà Đức Giêsu muốn các môn đệ Người phải có khi sửa lỗi cho người khác là: Yêu thương chân tình, tôn trọng, tế nhị, kiên trì và cầu nguyện.

Trước mặt Chúa, tất cả chúng ta đều là tội nhân và cần được tha thứ. Do đó, việc sửa lỗi phải là một dấu chỉ của tình yêu và sự hiệp thông ngay trong cộng đoàn và trong lòng mỗi Kitô hữu. Đó là lý do tại sao khi bắt đầu thánh lễ, chúng ta được mời gọi đặt mình trước mặt Chúa để nhận mình là tội nhân, “Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa Toàn Năng và cùng anh chị em, tôi đã phm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói và việc làm, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng…” Chúng ta không nói: “Xin Chúa thương xót người bên cạnh con, hoặc người này, người kia…” mà chúng ta xin Chúa “thương xót con!” “Xưng thú mình là tội nhân và cầu xin Thiên Chúa ban lòng thương xót của Người trên chúng ta” là hai điều kiện căn bản để tham dự Thánh Lễ một cách sốt sắng và đem lại hoa trái thiêng liêng. Ước chi chúng ta luôn nhớ điều đó để có được những tâm tình như Chúa muốn khi sửa lỗi anh chị em mình.

Trong cuộc thương khó của Đức Giêsu, chắc chắn Đức Maria đã biết tất cả các tông đồ đều bỏ trốn, kẻ thì bán Thầy, kẻ thì chối Thầy… Thế nhưng, Mẹ vẫn rộng tình đón nhận khi các ông quay trở về, không một lời trách mắng. Sự hiện diện đầy yêu thương của Mẹ trong nhà tiệc ly là lời nhắc nhở và động viên các Tông đồ hãy vững tâm, đứng lên và bước ra khỏi lo âu, sợ hãi, khỏi mặc cảm tội lỗi để can đảm loan báo Tin Mừng. Trong nhiều lần hiện ra, Mẹ luôn yêu thương sửa dạy con cái mình trong sự chân thành và trìu mến.  

SỐNG TIN MỪNG VỚI MẸ:
Noi gương Mẹ Maria, tôi cầu nguyện, khiêm tốn góp ý khi người anh chị em tôi đi lầm đường lạc lối.

CẦU NGUYỆN VỚI MẸ
Lạy Mẹ Maria, trong cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, con yêu dấu của Mẹ, Mẹ đã chứng kiến tất cả những cực hình người ta dành cho Chúa Giêsu và trái tim của Mẹ đã phải nát tan. Nhưng Mẹ đã tha thứ tất cả vì Mẹ tin rằng đó là con đường mà Thiên Chúa dùng để cứu chuộc loài người tội lỗi chúng con. Xin Mẹ giúp chúng con biết sống theo gương Mẹ để một ngày kia chúng con được ở bên Mẹ trên Thiên Quốc. Amen.

Lạy Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên tội,
Xin cầu cho chúng con hằng chạy đến kêu xin Mẹ.

(Đọc toàn bài Phúc Âm: https://www.facebook.com/maddala.maria.9/posts/923989111797604)

[1] X. http://www.vietcatholicnews.net/News/Html/31837.htm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *