03.9.2021 – THỨ SÁU TUẦN XXII THƯỜNG NIÊN
Lc 5,33-39
“Rượu mới thì phải đổ vào bầu mới.” (Lc 5,38)
CHIÊM NGẮM MẸ SỐNG TIN MỪNG:
Cho tới thế kỷ XVII, các nữ tu Công Giáo vẫn phải ở trong tu viện, không được phép ra khỏi nội vi, đời sống của họ tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài. Vì nhu cầu của người nghèo, Thánh Vinh Sơn Phaolô đã chấp thuận lời thỉnh cầu của thánh nữ Louise de Marillac, tách các Nữ Tử Bác Ái ra khỏi quyền tài phán của các giám mục, để các chị được tự do đi lại phục vụ người
Hình thức mới mẻ của đời sống thánh hiến ấy vẫn tồn tại đến ngày hôm nay, với danh xưng “Tu Đoàn Tông Đồ” trong Giáo Hội và đã được nhân lên nhiều. Tuy nhiên, bản chất của đời sống thánh hiến là theo gương Chúa Giêsu thì vẫn không hề thay đổi. Giáo Hội luôn cầu nguyện để sống tinh thần của Chúa Giêsu cho phù hợp với nhu cầu chính đáng của con người trong mọi thời đại.
Thời nào cũng vậy, cái mới và cái cũ luôn xung khắc nhau. Rượu mới gaz còn mạnh, cần đựng trong bầu da mới vì tính đàn hồi cao. Nếu không tôn trọng quy luật ấy, đương nhiên sẽ gặp thất bại: “rượu đổ mà bầu cũng hư”. Tuy nhiên, chúng ta cần xác định đâu là “Rượu” và đâu là “bầu da”, nói cách khác, cần xác tín đâu là cái cốt lõi của việc theo gương Chúa Giêsu và đâu là biểu hiện bên ngoài cần phải được canh tân và thích nghi cho phù hợp với thời đại và bối cảnh văn hóa.
Bối cảnh cơn đại dịch Covid-19 hiện nay đã làm đảo lộn tất cả. Chúng ta không cần liệt kê tất cả mọi điều xáo trộn mà nó gây ra cho tất cả mọi người, mọi lãnh vực trên thế giới. Chỉ riêng nhìn vào đời sống của các tu sĩ trong Giáo Hội, chúng ta cũng thấy được sự thay đổi lớn lao: thay vì xúng xính trong bộ tu phục và răm rắp thực hiện các giờ kinh nguyện hay các công việc mục vụ, mấy tháng nay, đa số các vị đã lăn xả vào việc phục vụ nhu cầu cuộc sống của những người nghèo, đói, cần được cứu trợ, một số khác lại khoác lấy những bộ đồ bảo hộ để chăm sóc những bệnh nhân tại các bệnh viện dã chiến…Quả thật, hình thức thể hiện có thay đổi, nhưng tinh thần của lối sống tu sĩ vẫn được duy trì. Đó là: theo gương Chúa Giêsu và cùng với Chúa Giêsu, họ bày tỏ tình yêu của Thiên Chúa cho con người và cho thế giới, theo nhu cầu của con người trong thời đại này.
nghèo.[1] Cũng chính vì thế, thánh Vinh Sơn Phaolô dạy các Nữ Tử Bác Ái: “Nếu Đức giám mục hỏi các con là ai, có phải là nữ tu không, các con sẽ thưa với ngài là không phải: nhờ ơn Chúa…nhưng nếu các con là nữ tu, hẳn các con phải bị nhốt lại và do đó, phải nói: “vĩnh biệt việc phục vụ người nghèo”.[2] Tuy nhiên, “Chị em không là nữ tu trên danh nghĩa, nhưng thực tế, chị em phải trở nên như vậy, và chị em bị buộc phải tiến triển hơn họ”[3]. Chính “hàng rào nhân đức” sẽ bảo vệ ơn gọi của các chị, và duy trì việc phục vụ người nghèo. Đó chính là “rượu mới thì phải đổ vào bầu da mới”.
Hình thức mới mẻ của đời sống thánh hiến ấy vẫn tồn tại đến ngày hôm nay, với danh xưng “Tu Đoàn Tông Đồ” trong Giáo Hội và đã được nhân lên nhiều. Tuy nhiên, bản chất của đời sống thánh hiến là theo gương Chúa Giêsu thì vẫn không hề thay đổi. Giáo Hội luôn cầu nguyện để sống tinh thần của Chúa Giêsu cho phù hợp với nhu cầu chính đáng của con người trong mọi thời đại.
Thời nào cũng vậy, cái mới và cái cũ luôn xung khắc nhau. Rượu mới gaz còn mạnh, cần đựng trong bầu da mới vì tính đàn hồi cao. Nếu không tôn trọng quy luật ấy, đương nhiên sẽ gặp thất bại: “rượu đổ mà bầu cũng hư”. Tuy nhiên, chúng ta cần xác định đâu là “Rượu” và đâu là “bầu da”, nói cách khác, cần xác tín đâu là cái cốt lõi của việc theo gương Chúa Giêsu và đâu là biểu hiện bên ngoài cần phải được canh tân và thích nghi cho phù hợp với thời đại và bối cảnh văn hóa.
Bối cảnh cơn đại dịch Covid-19 hiện nay đã làm đảo lộn tất cả. Chúng ta không cần liệt kê tất cả mọi điều xáo trộn mà nó gây ra cho tất cả mọi người, mọi lãnh vực trên thế giới. Chỉ riêng nhìn vào đời sống của các tu sĩ trong Giáo Hội, chúng ta cũng thấy được sự thay đổi lớn lao: thay vì xúng xính trong bộ tu phục và răm rắp thực hiện các giờ kinh nguyện hay các công việc mục vụ, mấy tháng nay, đa số các vị đã lăn xả vào việc phục vụ nhu cầu cuộc sống của những người nghèo, đói, cần được cứu trợ, một số khác lại khoác lấy những bộ đồ bảo hộ để chăm sóc những bệnh nhân tại các bệnh viện dã chiến…Quả thật, hình thức thể hiện có thay đổi, nhưng tinh thần của lối sống tu sĩ vẫn được duy trì. Đó là: theo gương Chúa Giêsu và cùng với Chúa Giêsu, họ bày tỏ tình yêu của Thiên Chúa cho con người và cho thế giới, theo nhu cầu của con người trong thời đại này.
Đức Maria đã đi tiên phong trong việc hội nhập tinh thần của Đức Giêsu vào chính cuộc sống của Mẹ, kể từ khi Mẹ hiểu được “việc ấy sẽ thực hiện cách nào…” Mẹ đón nhận sứ mạng làm Mẹ đồng trinh của Con Thiên Chúa, đồng thời vẫn chu toàn bổn phận cộng tác với thánh cả Giuse như một người nội trợ trong một cuộc “hôn nhân đồng trinh”, để phục vụ kế hoạch cứu độ. Mẹ vui vẻ đón nhận những thay đổi bất ngờ và tưởng chừng là “bất hạnh” của cuộc sống với một sự chủ động và bình thản trong hành trình đi Belem, Aicập, cho tới chân thập giá cùng với Chúa Giêsu.
SỐNG TIN MỪNG VỚI MẸ:
Noi gương Mẹ, tôi đón nhận cuộc sống bấp bênh hiện tại và sống cách tích cực nhất có thể.
CẦU NGUYỆN VỚI MẸ:
Lạy Mẹ Maria, xin giúp con sống tinh thần yêu thương của Chúa Giêsu giữa những người đang đau khổ và đói khát hôm nay. Amen
Lạy Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên tội,
Xin cầu cho chúng con hằng chạy đến kêu xin Mẹ.
(Đọc toàn bài Phúc Âm: https://www.facebook.com/maddala.maria.9/posts/938447967018385)
[1] X. MỪNG 430 NĂM SINH NHẬT THÁNH NỮ LOUISE DE MARILLAC – 1591-12.8-2021 (P1)
https://gdanhducmebanon.org/2021/08/01/gia-dinh-vinh-son-mung-430-nam-sinh-nhat-thanh-nu-louise-de-marillac-1591-12-8-2021p1/
[2] Coste IX, 533
[3] Coste X, 658