16.4.2023 – CHÚA NHẬT II PHỤC SINH (KÍNH LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT) NĂM A
Ga 20,19-31
(Đọc toàn bài Phúc Âm: https://bom.so/E5FQT9)
—o0o—
“Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: ‘Bình an cho anh em’” (Ga 20,19b)
CHIÊM NGẮM MẸ SỐNG TIN MỪNG:
Cho dù các phụ nữ nói rằng họ đã gặp Chúa Phục Sinh, cho dù Phêrô và Gioan đã chứng kiến ngôi mộ trống của Người, nhưng các Tông Đồ vẫn chưa vượt qua được nỗi hoảng loạn trước cái chết của Chúa Giêsu, vì chưa hiểu và tin vào sự phục sinh của Chúa, nên các ông vẫn sợ hãi và giam mình trong phòng đóng kín… Thế rồi, chiều ngày hôm ấy, đang khi các cửa vẫn đóng kín, “Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: ‘Bình an cho anh em’”. Rồi Người cho các ông xem những thương tích của Người, đó là những “Dấu Chứng của Lòng Thương Xót”.
Lòng Thương Xót của Thiên Chúa đã được nói đến trong Kinh Thánh Cựu Ước cũng như Tân Ước, mà Dung mạo lòng thương xót ấy chính là Đức Giêsu. Người đã bày tỏ lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa qua ánh mắt nhân từ, những lời tha thứ, từng nhịp đập trái tim và qua cái chết đau thương trên thập giá. Người không chấp nhất, không lên án bất cứ ai, nhưng vẫn kiên nhẫn chờ đợi kẻ tội lỗi sám hối trở về.
Thiên Chúa giàu lòng thương xót luôn sẵn sàng mở rộng vòng tay đón nhận, ôm lấy người con hoang đàng trở về. Người là Mục Tử Nhân Lành kiên nhẫn đi tìm con chiên lạc, rồi vác chiên trên vai đưa về đàn. Chúa cũng không kết án người phụ nữ ngoại tình, nhưng mở cho chị một tương lai: “đừng phạm tội nữa”. Lòng thương xót của Chúa thể hiện cho muôn dân qua Mầu Nhiệm thập giá. Trên Thập giá, Đức Giêsu đã hứa với người trộm lành bị treo bên cạnh Người: “ngay hôm nay, ngươi sẽ ở thiên đàng với Ta”.[1]
Hơn nữa, vì mang trên mình những dấu tích của lòng thương xót, Đức Giêsu luôn kiên nhẫn, tha thứ cho sự yếu đuối của các môn đệ, đặc biệt với sự cứng lòng của Tôma. Người vẫn tín nhiệm, ban bình an và Thánh Thần cho các ông, để với ơn Chúa Thánh Thần, các ông ra đi thực thi lòng thương xót như chính các ông đã cảm nghiệm, và nhân danh Thiên Chúa tha tội cho muôn người. Chúa Phục Sinh đã biến đổi các tông đồ thành những nhà truyền giáo nhiệt thành, quy tụ các tín hữu đầu tiên sống trong tình huynh đệ hiệp nhất và bình an. Họ “chuyên cần lắng nghe các tông đồ giảng dạy, siêng năng cầu nguyện, tham dự lễ bẻ bánh, đồng tâm nhất trí với nhau, để mọi sự làm của chung…”[2]
Đó là lối sống của Giáo Hội thời sơ khai. Họ cảm nghiệm được Thiên Chúa thương xót tha tội và tái sinh trong sự Phục Sinh của Đức Giêsu Kitô, họ hy vọng và tin tưởng chắc chắn vào ơn cứu độ mà Đức Giêsu mang lại.[3] Họ sống gắn kết Chúa và liên đới với nhau, làm thành một chứng tá tập thể cho lòng thương xót của Chúa “Họ được toàn dân thương mến…mỗi ngày có thêm những người được cứu độ.”[4]
Chúa Giêsu Phục Sinh hôm nay đang hiện diện giữa chúng ta, qua đời sống đạo đức, đầy tình yêu thương của các tín hữu. Chính qua tình thương tha thứ cho nhau và lòng trắc ẩn đối với những người nghèo khổ, bệnh tật, bất hạnh…các tín hữu được nhiều người thương mến và tìm đến với Chúa, nguồn suối của sự bình an và lòng thương xót.
Nhờ cưu mang Đức Giêsu – hiện thân của Lòng Thương Xót, Đức Maria trở thành chứng nhân và “Mẹ của Lòng Thương Xót”. Mẹ đã cảm nghiệm được lòng xót thương vô biên của Thiên Chúa không chỉ cho cá nhân Mẹ, mà còn cho “tổ phụ Abraham và cho con cháu đến muôn đời.”[5] Vì thế, suốt đời, Mẹ không ngớt ca tụng lòng thương xót Chúa, và thực thi bác ái với hết mọi người.
SỐNG TIN MỪNG VỚI MẸ
Cùng với Mẹ, tôi thực thi lòng thương xót với mọi người qua việc:
- quan tâm giúp đỡ, chia sẻ bác ái
- tha thứ luôn luôn.
CẦU NGUYỆN VỚI MẸ
Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ giúp con cảm nghiệm tình thương Chúa dành cho con qua cái chết và sự Phục Sinh của Chúa, để con cũng biết thực thi lòng thương xót với những người ở bên cạnh con hôm nay. Amen
Lạy Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên tội,
Xin cầu cho chúng con hằng chạy đến kêu xin Mẹ.
🙟❖🙝
April the 16 th 2023.
2 nd Sunday of Easter (Sunday of the Divine Mercy). Year A.
Ga. 20, 19-31
“Jesus came and stood in the midst of the disciples and said to them: ‘Peace be with you!’“. (Ga. 20,19).
CONTEMPLATE MARY LIVING THE GOOD NEWS
The women although said they met Jesus Christ, the Resurrected One, Peter and John although witnessed His empty tomb, but the Apostles didn’t still get over their panic due to Jesus’ death, they were scared and locked themselves in the closed room, because they hadn’t yet understood and believed in His resurrection… Then in the evening of that day, when the doors were still shut, “Jesus came and stood in the midst of the disciples and said to them: ‘Peace be with you!’.” (Ga. 20,19). He showed them His wounds, these were “the Sign of Mercy”.
God’s Mercy was mentioned in the Old Testament as in the New One. The face of this mercy is truly Jesus. He expressed His boundless mercy through His benevolent eyes, His words of forgiveness, every beat of His heart and His painful death on the cross. Jesus didn’t stickle, He didn’t also condemn anyone, but He patiently has waited for the penitent sinners who repented.
Being rich in mercy, God is always ready to welcome His prodigal sons or daughters who return within His open arms. Jesus is a Good Shepherd Who patiently looks for the lost sheep, to carry it on His shoulders and bring it back to the flock. An adulterous woman wasn’t condemned too, but Jesus opened for her a future: “Don’t sin anymore!”. God’s mercy is shown towards everyone through the Cross Mystery. On Jesus’ cross, a penitent criminal who was hanged beside Him was promised: “Today, you’ll be with Me in the Paradise”.
Moreover, because of the traces of mercy which Jesus carried on Himself, He always patiently forgave His disciples’ weakness, specially Thomas’ hardness of heart. He trusted in His disciples, and they were granted the Holy Spirit and peace, so that thanks to the Holy Spirit’s grace, they started away, expressed to everyone the mercy and the forgiveness which they had experienced in themselves. The Apostles were transformed into the enthusiastic missionaries, they gathered the first Faithful together for living the brotherhood of unity and peace. “They steadfastly listened to the Apostles’ doctrine in the prayers and in the breaking of bread … They were together and had all things in common…”.
This was the life style of the Early Church. The first Faithful experienced God’s mercy, forgiveness and regeneration through Jesus’ resurrection, they had in themselves the hope and the sure trust in the salvation which was brought by Jesus. They lived in union with the Lord and in association with each other. They formed a collective witness for the Lord’s mercy. “They had got favor from all the people … The Early Church was daily added those who were being saved”.
The Resurrected Jesus is still present today in the midst of us, through the Faithful’s pious life which is filled with love. It’s thanks to the love and forgiveness to each other and the compassion towards the poor, the sick and miserable persons…, the Faithful will get favor from many people who will come to the Lord, a stream of peace and mercy.
While being pregnant Jesus, an embodiment for the mercy, Mary became its witness and a “Mother of the Mercy”, She experienced God’s boundless mercy not only for Herself, but also for “Abraham and his descendants forever”. Therefore, Mary incessantly had praised God’s Mercy and She had realized Her charity to everyone.
LIVE THE GOOD NEWS WITH MARY
Together with Mary, I’ll express my mercy to everyone through:
– Concerning myself, helping charitably and sharing with everyone.
– Forgiving all the time.
PRAY WITH MARY
O Mary, help me to experience God’s love towards myself thanks to Jesus’ death and resurrection, so that I also realize my mercy to my neighbors who are next to me today. Amen.
O Mary conceived without sin
Pray for us who have recourse to You.
[1] X. Lc 15,1-31; Ga 8,2-11; Lc 23,43.
[2] Bài đọc I, Cv 2,42-47
[3] Bài đọc 2, 1 Pr1,3-9
[4] Bài đọc I
[5] Kinh Magnificat. ()