fbpx

THÁNH VINH SƠN PHAOLÔ (Phần cuối)

Tác giả: Patrick Murphy, CM.
Chuyển ngữ: Phaolô Phạm quang Hoàng, CM.
(Phần cuối)

1581-1660

Các bài học cuộc sống rút ra từ thánh Vinh Sơn

@ Thánh Vinh Sơn trải qua 25 năm tìm kiếm bản thân, và rồi thoát khỏi các sai lầm thuở ban đầu cũng như sự tham lam của ngài.

  • Bài học: Không có gì phải lo lắng khi chúng ta có chút lạc hướng trên con đƣờng tìm kiếm chính mình.

@ Thánh Vinh Sơn bị trầm cảm trong 3 năm rưỡi. Tìm kiếm bản thân là một công việc khó khăn.

  • Bài học: “Dù đang phải trải qua địa ngục trần gian, hãy cứ tiếp tục bƣớc đi.” (Ông Winston Churchill, Thủ tướng Anh trong và sau Thế chiến thứ hai)

@ Thánh Vinh Sơn dùng 36 năm đầu đời (mãi đến năm 1617) tìm kiếm bản thân và nguồn thu nhập ổn định để ngài có thể về hƣu sung túc. Ngài cuối cùng gặp đƣợc sứ vụ của mình là phục vụ ngƣời nghèo.

  • Bài học: Đôi khi điều chúng ta gặp còn tốt hơn điều chúng ta muốn tìm kiếm.

@ Thánh Vinh Sơn cảm thấy mình đã không đáp ứng được kỳ vọng của gia đình và sợ trở về nhà; nhưng gia đình ngài đã đón tiếp ngài với tình thương dạt dào. Ngài trở về Paris và không bao giờ quay lại. Ngài khóc ròng rã ba tháng trời.

  • Bài học: Đôi khi trở về nhà là một việc phải làm. Đôi khi khóc là một phương thuốc bổ ích.

@ Thánh Vinh Sơn sống với gia đình quý tộc (gia đình De Gondi) nhưng ngài ăn uống với những người hầu trong gia đình.

  • Bài học: Khiêm nhường và đơn sơ luôn luôn giúp chúng ta gần gũi mọi người.

@ Thánh Vinh Sơn cuối cùng tìm ra sứ mạng riêng cho suốt cuộc đời của ngài – sứ mạng đem Tin Mừng đến cho ngƣời nghèo, cùng chung sứ vụ với Chúa Giêsu. Ngài tìm được nơi Chúa Giêsu mẫu mực cho cuộc đời mình.

  • Bài học: Rất tốt nếu chúng ta tìm ra một sứ vụ riêng và thực hiện xuyên suốt cuộc đời. Tốt hơn nữa nếu đó là sứ vụ vị tha và cao quý.

@ Các nhà sử học mô tả khí hậu thời thánh Vinh Sơn thuộc thời kỳ tiểu băng giá. Một nửa mùa màng bị mất trắng; nạn đói hoành hành; người nghèo tăng theo cấp số nhân.

  • Bài học: Không gì phải sợ hãi khi chúng ta phải đương đầu với những thách thức to lớn trong cuộc sống. Dù sao, chúng ta vẫn có khả năng thay đổi mọi thứ cho tốt hơn.

@ Chỉ trừ vài tháng cuối đời, thánh Vinh Sơn chứng kiến nƣớc Pháp trải qua hết cuộc chiến này đến cuộc chiến khác. Việc chém đầu những ngƣời ly giáo diễn ra thƣờng xuyên. Hàng giáo sĩ thì hoặc yếu kém, hoặc suy đồi, hoặc cả hai.

  • Bài học: Đừng để môi trƣờng sống làm chúng ta quỵ ngã; dù sao, chúng ta vẫn có khả năng thay đổi mọi thứ cho tốt hơn.

@ Trong cuộc đời ngài (cụ thể từ năm 1610 đến 1660) dân số thủ đô Paris tăng từ 200.000 đến 400.000. Thành phố không thể cung cấp đủ nƣớc, lương thực, và hệ thống xử lý nước thải. Bệnh tật gia tăng rất nhiều.

  • Bài học: Đôi khi tăng trưởng làm cho mọi sự càng thêm tồi tệ. Đừng tập trung vào điều tồi tệ; hãy tập trung vào các cơ hội.

@ Thánh Vinh Sơn cậy dựa vào các nhà linh hướng và ngài chọn những người sâu sắc làm linh hướng cho mình, chẳng hạn như cha Pierre de Bérulle và thánh Phanxicô Salêdiêng. Thánh Vinh Sơn cũng trở thành nhà linh hướng cho nhiều ngƣời khác và giúp họ nhìn ra các ưu điểm của mình, chẳng hạn như cha Jean Jacques Olier, thánh Jeanne de Chantal, và thánh Louise de Marillac.

  • Bài học: Các nhà linh hướng làm cho thế giới trở nên tốt hơn. Hãy tìm cho mình một nhà linh hướng tốt. Hãy là một nhà linh hướng tốt cho kẻ khác.

@ Nơi thánh Louise de Marillac, thánh Vinh Sơn tìm ra một trợ thủ hoàn hảo để xây dựng mô hình bác ái và tạo ra thay đổi làm cả thế giới sửng sốt. Giống như thánh Vinh Sơn, thánh Louise là người bất toàn và có nhiều nỗi khổ tâm riêng; nhưng các ngài đã biết khích lệ nhau.

  • Bài học: Những con người bất toàn là tất cả những gì chúng ta có; hãy chấp nhận họ và làm việc chung với họ.

@ Một vị đan sĩ đem tặng thánh Vinh Sơn một khu đất tu viện rất lớn, Tu viện Saint Lazare, ngay ngoại vi thủ đô Paris. Khu đất rộng 74 mẫu và phải mất một tiếng rƣỡi để đi bộ giáp vòng. Thánh Vinh Sơn ban đầu từ chối vì, ngài nói, nó quá rộng, quá tốn kém chăm sóc, và rất có thể sẽ làm thay đổi tinh thần của Tu Hội. Ngài đã đúng. Vị đan sĩ chỉ muốn tống táng khu đất đó.

  • Bài học: Luật hàng đầu của kinh tế: không ai cho không thứ gì. Hãy cẩn thận với những con ngựa thành Trois và các bữa ăn miễn phí. Nhƣng, ông Jim Collins khuyến khích chúng ta phải có BHAGs (viết tắt của các chữ Big Hairy Audacious Goals – có nghĩa là Các Mục Tiêu Táo Bạo.) Cả vị đan sĩ và thánh Vinh Sơn đều không nhận ra cơ hội lúc ban đầu.

@ Chỉ một năm sau, thánh Vinh Sơn đồng ý tiếp nhận Tu viện Saint Lazare và chuyển Tu Hội về đó. Ở đó đầy dẫy bệnh nhân tâm thần, người cùi, các nghịch tử của giới quý tộc, các linh mục gặp khủng hoảng và rất nhiều người cùng khổ. Từ bấy giờ, ngài điều hành một nhà khách hơn 600 phòng, và giúp nó triển nở ngay tức thì.

  • Bài học: Đôi khi chúng ta phải mất một chút thời gian để cho một kế hoạch tốt được tự hình thành. (“Việc Chúa làm.”) Thánh Vinh Sơn tìm ra Mục Tiêu Táo Bạo của ngài qua sự quan phòng của Chúa.

@ Thánh Vinh Sơn cao khoảng 1 mét 7.

  • Bài học: Vóc dáng chẳng quan trọng gì. Không cần người to lớn để làm việc to lớn.

@ Thánh Vinh Sơn cân bằng và hòa quyện các giờ kinh, việc suy gẫm và hành động trong cuộc sống và trong mọi công việc của ngài.

  • Bài học: Sẽ dễ có cuộc sống cân bằng hơn nếu chúng ta biết cách hòa trộn các việc cơ bản lại với nhau.

@ Thánh Vinh Sơn trải nghiệm cuộc sống trƣớc, sau đó mới viết luật. Ngài viết luật cho Tu Hội Truyền Giáo sau 33 năm thành lập.

  • Bài học: Hãy suy gẫm về cuộc sống và thay đổi từng chút một trên hành trình cuộc sống.

@ Thánh Vinh Sơn sống tới 80 tuổi và khi qua đời, ngài vẫn còn lo sợ chưa chu toàn bổn phận. Tuổi thọ trung bình thời thánh Vinh Sơn là 35-37 năm.


“Lẽ ra tôi đã phải làm nhiều hơn!”

  • Bài học: Rất có thể chúng ta đang có nhiều thời gian và cơ hội hơn, so với sự xứng đáng của chúng ta, để làm điều tốt. Không bao giờ là quá muộn cho việc bắt đầu. Khi suy gẫm về đời mình, Oskar Schindler nói: “Lẽ ra tôi đã phải làm nhiều hơn!” Tương tự như vậy, trên giường hấp hối, thánh Vinh Sơn được hỏi nếu có cơ hội, ngài muốn thay đổi điều gì trong cuộc đời của ngài, ngài trả lời “Làm nhiều hơn.”

@ Thánh Vinh Sơn là một nông dân và là một nhà giáo luật.

  • Bài học: Hãy nhìn nhận gốc gác của chúng ta, hãy trợ giúp những người tụt lại phía sau, hãy đề cao việc giáo dục.

@ Thánh Vinh Sơn có tính khí hoạt bát, giỏi bắt chước, biết kể chuyện cười, và hấp dẫn phụ nữ.

  • Bài học: Hãy nhận biết tài năng, thế mạnh cũng như giới hạn của bạn – sau đó tối ưu hóa chúng.

@ Thánh Vinh Sơn bán con ngựa thuê để lấy tiền mặt, sau đó biến mất trong hai năm và viết ra một câu truyện ly kỳ giải thích cho giai đoạn mất tích này. Cuối cùng, ngài cố gắng lấy lại các bút tích, mà ngài gọi là “các bức thư khốn nạn,” chứa câu truyện ly kỳ đó – câu truyện mà ngài không bao giờ kể cho bất cứ ai.

  • Bài học: Nếu quá khứ chúng ta có những điều không hay, đừng quá lo lắng; hãy cứ tập trung làm điều tốt.

@ Thánh Vinh Sơn được thu hút về những người nghèo khổ miền quê. Vào thời đó, 98% dân số Pháp sống ở thôn quê, chứ không phải ở thành phố.

  • Bài học: Hãy chủ động đến những nơi cần chúng ta; đừng chờ người ta tìm đến mình. Khi mở nhà Saint Lazare đón khách, thánh Vinh Sơn dặn ban phục vụ không được chờ khách yêu cầu khăn tắm hoặc xà bông mới đưa cho họ, mà phải cung cấp sẵn cho họ.

@ Thánh Vinh Sơn giảng một bài vô giá, nhờ đó đã thay đổi cuộc sống của ngài cũng như của những người nghèo Pháp. Bài giảng tại Folleville làm ngài kinh ngạc và mở ra cho ngài sứ vụ suốt cuộc đời. Sau đó, bà De Gondi đã tài trợ cho sứ vụ của ngài với số vốn tiên khởi là 2.5 triệu quan tiền Pháp.

  • Bài học: Hãy quan tâm đến con người, sau đó học cách viết và giao tiếp để trở nên nhà lãnh đạo tài năng.

@ Trong bài giảng nổi tiếng thứ hai, ngài đánh động người ta đến nỗi họ xếp thành một hàng dài như diễu binh để mang thực phẩm và thuốc men cho gia đình đau ốm mà ngài đề cập đến. Thánh Vinh Sơn quan sát việc đó và ngay tức khắc nhận ra rằng người ta có dư lòng bác ái, chỉ thiếu sự tổ chức. Quà tặng quý giá nhất mà ngài trao cho người nghèo chính là khả năng tổ chức các nỗ lực cứu trợ – đó là việc làm tiên phong trong lịch sử thế giới.

  • Bài học: Hãy chú ý đến các kinh nghiệm của chúng ta; chúng ta có thể tìm ra đóng góp lớn của mình.

@ Thánh Vinh Sơn đã thuyết phục được chính phủ thay đổi cách họ đối xử với các tù nhân và làm cho đời sống các tù nhân trở nên nhân bản hơn.

  • Bài học: Đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh và ảnh hưởng của chúng ta trong việc thôi thúc lòng tốt của người khác.

@ Thánh Vinh Sơn không ngại thay đổi luật khi cần thiết. Ngài không ngại bỏ đi những công việc không mang lại hiệu quả.

  • Bài học: Ai cũng mắc sai lầm; hãy học từ sai lầm và tiến lên.

@ Trước khi có thể nhờ hàng giáo sĩ giúp phục vụ người nghèo, thánh Vinh Sơn đã phải canh tân và huấn luyện họ.

  • Bài học: Nơi khởi đầu cho việc phục vụ người nghèo là tại chính cộng đoàn của chúng ta. Để phục vụ người nghèo tốt hơn, chúng ta phải mời gọi và hướng dẫn người khác cùng tham gia.

@ Thánh Vinh Sơn viết thư cho một cha bề trên nhà, trong đó cho biết đã nghe anh em trong nhà than phiền phải ăn uống quá đạm bạc. Ngài ra lệnh cho cha bề trên đó phải lo cho anh em ăn uống đầy đủ hơn để họ có sức phục vụ người nghèo.

  • Bài học: Hãy chăm sóc những người thuộc quyền thật tốt; hãy khích lệ mỗi thành công nhỏ của họ.

Kết luận

Có lẽ bài học lớn nhất chúng ta rút được từ thánh Vinh Sơn chính là con người hành động của ngài. Một khi đã quyết định hướng hành động, ngài hành động đến nơi đến chốn. Tác giả Pujo viết về thánh Vinh Sơn như sau, “Ngài đề cao nhân đức hành động và ưa trích dẫn câu châm ngôn súc tích này: Totum opus nostrum in operatione consistit (Hành động là toàn bộ bổn phận của chúng ta.)” (Pujo, 251)

Những gương mặt phục vụ ngƣời nghèo nổi tiếng là ai? Là Mẹ Têrêsa? Là thánh Phanxicô Assisi? Và là ai nữa? Ai đã đứng ra tổ chức các nỗ lực phục vụ ngƣời nghèo? Rõ ràng, không phải là thánh Phanxiô Assisi, cũng không phải là Mẹ Têrêsa. Chỉ một mình thánh Vinh Sơn.

Chúa Giêsu đã linh hứng tất cả những việc đó cho các vị thánh: “Ta đến để đem Tin Mừng cho người nghèo” (Luca 4,18).

Thánh Phanxicô rao giảng về lòng bác ái và sống bác ái. Thánh Vinh Sơn cũng làm y như vậy, và thêm vào cách tổ chức. Và ngài còn sáng kiến cách gia tăng phẩm chất liên tục qua việc trực tiếp dấn thân với người nghèo và ghi thành luật trong các tổ chức của ngài.

“Cung cách thể hiện lòng bác ái và thương xót nơi thánh Vinh Sơn vượt xa cung cách phục vụ thông thường là cho người nghèo và người bị bỏ rơi cơm ăn áo mặc, là chăm sóc người đau yếu, hoặc là cứu trợ các nạn nhân chiến tranh và thiên tai. Ngài không thụ động chờ người nghèo đến với mình. Ngài chủ động tìm đến người nghèo. Trong nhiều dịp, ngài đã sai các anh em của ngài „đi vào trong các hang cùng ngõ hẻm của Paris để gặp gỡ trực tiếp những người nghèo khó, nhất là những người ốm đau‟” (Melito, 62).

Thánh Vinh Sơn sẽ làm gì ngày hôm nay?

Ông Walt Disney qua đời trước ngày ông dự định khởi công xây dựng Disneyworld. Ban giám đốc Công ty Disney lúc đó quyết định hủy dự án. Nhưng ông Roy, là em của ông Walt Disney, quyết định bỏ kế hoạch nghỉ hưu và nói với họ: “Hãy xây công trình này cho ông Walt Disney.” Họ đã xây công trình và khai mở một công ty giải trí gia đình thành công nhất từ trước tới nay. Sau đó trong suốt 23 năm, các nhà lãnh đạo Công ty Disney luôn tự hỏi, “Ông Walt Disney sẽ làm gì?” Cuối cùng họ bị mất phương hướng vì cứ tự hỏi mình câu đó mãi – đó là cách “Quản trị bằng tham vấn người chết” như nhiều người mô tả.

“Phải giải quyết ngay tình huống này; tôi phải làm gì?”

Ngày hôm nay, chúng ta cũng sẽ dễ dàng mất phương hướng nếu cứ tự hỏi mình câu: “Thánh Vinh Sơn sẽ làm gì?” hoặc “Chúa Giêsu sẽ làm gì?” Trái lại, chúng ta sẽ luôn đi đúng hướng nếu biết hỏi mình câu đặc trưng của Vinh Sơn, mà lần đầu tiên bà De Gondi đã đặt ra, “Phải giải quyết ngay tình huống này; tôi phải làm gì?” Thánh Vinh Sơn đã đặt câu hỏi đó cho giáo dân ở Chatillon, và họ đã mang thức ăn đến cho người nghèo. Ngài đã mô tả hoàn cảnh khốn cùng của các nô lệ trong các chiến thuyền cho nhà vua nước Pháp, và nhà vua đã ủy thác cho ngài công việc cải thiện đời sống cho họ.

Khi chúng ta biết nhận ra công việc cần phải giải quyết ngay, và khi chúng ta có đủ can đảm để tự hỏi mình, “Tôi phải làm gì?” chính là khi chúng ta biết “Thánh Vinh Sơn sẽ làm gì.”


Bài viết liên quan:
THÁNH VINH SƠN PHAOLÔ (Phần đầu)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *